Nga vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918 17:03 27/06/2022

Nga vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918

Đến cuối ngày 26/6, Nga không thanh toán được khoản lãi 100 triệu USD – vốn đến hạn vào ngày 27/5 và đã được ân hạn một tháng. Nga bị coi là vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918.

Theo nguồn nhận tin, đây là một dấu mốc nghiệt ngã trong quá trình Nga trở thành một quốc gia bị phương Tây cô lập về kinh tế, tài chính và chính trị. Kể từ đầu tháng 3, ít ngày sau khi Moskva phát động chiến tranh ở Ukraine, các trái phiếu quốc tế của Chính phủ Nga bị giao dịch hạn chế, trong khi dự trữ nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) bị đóng băng, còn các ngân hàng lớn của nước này bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhưng theo giới phân tích, nếu xét tới những thiệt hại mà các biện pháp trừng phạt gây ra cho nền kinh tế và thị trường tài chính Nga, vụ vỡ nợ trên hầu như chỉ mang tính biểu tượng và không mấy quan trọng với người Nga trong bối cảnh nước này đối mặt lạm phát ở mức 2 con số và suy giảm kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm.

Sau khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã chịu loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, khiến dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương bị đóng băng và các ngân hàng lớn bị cắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT.

Nga bác bỏ khái niệm “vỡ nợ”, khẳng định nước này đủ tiền để thanh toán bất cứ khoản nợ nào, nhưng bị phương Tây chặn không cho thanh toán. Moskva tuần trước thông báo sẽ trả khoản nợ trái phiếu 40 tỷ USD bằng đồng ruble do “bất khả kháng”.

Chính phủ Mỹ ngày 24/5 thông báo không gia hạn nới lỏng trừng phạt tài chính Nga để nước này thanh toán nợ cho các cá nhân và tổ chức tại Mỹ đã mua trái phiếu chính phủ Nga.

“Đây là điều rất rất hiếm, khi một chính phủ có đủ khả năng trả nợ lại bị chính phủ nước ngoài đẩy vào tình trạng vỡ nợ”, nhà phân tích Hassan Malik tại công ty quản lý đầu tư Mỹ Loomis, Sayles & Company nhận định.

Thông báo vỡ nợ chính thức thường do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra, nhưng lệnh trừng phạt của châu Âu khiến các công ty này không thể xếp hạng đối với thực thể Nga. Tuy nhiên, trái chủ có thể đưa ra tuyên bố như vậy khi bên sở hữu 25% trái phiếu nước ngoài nhất trí rằng Nga “vỡ nợ”.

Các trái chủ có thể không cần hành động ngay và chọn cách giám sát diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine với hy vọng rằng những biện pháp trừng phạt rồi sẽ được nới lỏng. Theo tài liệu trên, các yêu cầu bồi thường chỉ trở nên vô hiệu 3 năm kể từ hạn chót thanh toán.

“Hầu hết chủ sở hữu trái phiếu quốc tế của Chính phủ Nga sẽ lựa chọn cách tiếp cận chờ đợi và xem tình hình”, nhà kinh tế Takahide Kiuchi tại Viện Nghiên cứu Nomura tại Tokyo, cho biết.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính của Nga và sự sụp đổ của đồng rúp vào năm 1998, chính phủ của Tổng thống Boris Yeltsin đã vỡ nợ 40 tỷ USD ở trong nước.

Lần cuối cùng Nga rơi vào cảnh vỡ nợ trước các chủ nợ nước ngoài là hơn một thế kỷ trước, vào năm 1918.

Tính đến đầu tháng 4/2022, người nước ngoài nắm giữ trái phiếu euro của Nga số tiền tương đương gần 20 tỷ USD.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng cáo buộc Nga vỡ nợ là “trò hề”. Ông nhắc lại, Nga có đủ phương tiện để trả nợ nhờ hàng tỉ USD mỗi tuần vẫn đổ vào ngân khố nhà nước từ xuất khẩu năng lượng.

“Bất cứ ai cũng có thể tuyên bố bất cứ điều gì họ thích. Nhưng bất cứ ai hiểu chuyện gì đang xảy ra đều biết rằng đây không phải là vỡ nợ”, Bộ trưởng Siluanov nhấn mạnh.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,550 -70 25,650 -70

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140