Chốt phiên 6/11, giá dầu Brent tương lai giảm 1,48 USD, tương đương 3,62%, xuống 39,45 USD/thùng, giá dầu WTI tương lai giảm 1,65 USD, tương đương 4,25%, xuống 37,14 USD/thùng.
Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 5,3%, WTI tăng 3,8%.
Giá dầu giảm phản ánh lo ngại khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden áp đảo Tổng thống Donald Trump, đảng Cộng hòa, trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Biden ngày 7/11 được truyền thông xướng tên là tổng thống đắc cử trong khi Trump tuyên bố sẽ có hành động pháp lý với kết quả kiểm phiếu.
“Trong khi bầu cử vẫn chưa ngã ngũ, rủi ro liên quan thái độ của thị trường là rõ ràng”, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, Chicago, bang Illinois, nói.
“Lý do chính là đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, dấy lên lo ngại lực cầu dầu và khí đốt bị phá hủy. Ngoài ra, việc làm trong ngành năng lượng ngày càng giảm”.
Hơn 9,6 triệu người Mỹ đã nhiễm Covid-19 và hơn 233.000 trường hợp tử vong.
Mỹ trong tháng 10 tạo ra thêm 638.000 việc làm, vượt dự báo từ các chuyên gia kinh tế nhưng ít hơn so với tháng 9, số liệu công bố ngày 6/11 cho thấy.
Nền kinh tế số một thế giới mất hơn 21 triệu việc làm trong tháng 3 và 4, khi đại dịch Covid-19 khiến Washington phải triển khai biện pháp phong tỏa xã hội. Thị trường việc làm Mỹ phục hồi 2,5 triệu việc làm trong tháng 5, 4,8 triệu việc làm trong tháng 6 nhưng đà đi lên dần giảm tốc còn 1,8 triệu việc làm trong tháng 7, 1,5 triệu việc làm trong tháng 8 và 672.000 việc làm trong tháng 9.
Số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho tại nước này giảm 8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/10 do ảnh hưởng từ bão Zeta, khiến sản lượng ngoài khơi vịnh Mexico giảm.
Xuất khẩu dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm 1,2 triệu thùng/ngày xuống khoảng 2,3 triệu thùng/ngày trong tuần trước – mức giảm sâu nhất kể từ tháng 1. Sản lượng giảm 600.000 thùng xuống 10,5 triệu thùng/ngày.
Giá dầu còn được thúc đẩy bởi khả năng OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, xem xét bỏ kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 1 do làn sóng Covid-19 thứ hai đang đe dọa đà phục hồi lực cầu.
OPEC+ đang giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày và dự định nới lỏng 2 triệu thùng/ngày từ đầu năm sau.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần triển khai thêm 5 giàn khoan dầu lên 226, giảm 1 giàn khoan khí xuống còn 71. Số giàn khoan dự phòng giữ nguyên ở 3, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Đây là tuần tăng thứ 8 liên tiếp.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 10/11
Ngày 11/11
Ngày 13/11
Chốt phiên 6/11, giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 0,2 USD lên 1.949,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,1% lên 1.949,1 USD/ounce.
Giá vàng tăng gần 4% trong tuần trước, tuần tăng tốt nhất kể từ cuối tháng 7 khi Biden dẫn trước Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, dấy lên hy vọng về một gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ.
“Covid-19 lây lan khắp Mỹ sẽ buộc nhà chức trách phải tái triển khai lệnh phong tỏa và quốc hội cần gói kích thích ít nhất 1.000 tỷ USD vào tháng 12”, Ed Moya, nhà phân tích tại OANDA, New York, nói. “Gói kích thích không lớn như nhiều người mong muốn nhưng vẫn giúp vàng vượt ngưỡng giao dịch tháng 10”.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,530 -20 | 25,630 -20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |