Bất chấp việc ECB đã giảm thêm lãi suất xuống sâu hơn dưới 0%, bỏ qua cả những sức ép từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông không muốn đi theo con đường của châu Âu và Nhật Bản trong việc cắt giảm lãi suất xuống dưới 0%, ngay cả khi nhiều chuyên gia dự báo Fed có thể cắt giảm tiếp lãi suất một phần tư điểm vào tuần tới xuống còn 1,75% – 2% để đối phó với lạm phát yếu ớt và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Nguyên nhân cũng bởi việc làm này không chỉ bị xem là bất hợp pháp, không đúng với nguyên tắc kinh tế và cũng không rõ hiệu quả của chính sách này thế nào.
Trong bản ghi nhớ năm 2010, các nhân viên của Fed cũng đưa ra quan ngại về tác động của lãi suất dưới 0 đối với các ngân hàng và thị trường tiền tệ. Điều đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự thận trọng của một số nhà hoạch định chính sách của Fed.
“Tôi không nhận thấy lãi suất âm là một công cụ hữu ích trong số các công cụ của chúng tôi”, Thống đốc Fed Lael Brainard cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Yahoo Finance hồi tháng 6.
“Fed đã nghiên cứu khả năng hạ lãi suất xuống dưới 0 trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và nhận thấy nó (lãi suất âm) “không làm được gì”, Phó chủ tịch Fed Richard Clarida nói tại một sự kiện của NHTW Pháp hồi tháng 3.
Trong khi Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan hồi tháng 2 khi được hỏi về khả năng giảm lãi suất xuống dưới 0% của Fed cũng đã trả lời rõ ràng rằng “Tôi nghi ngờ liệu đó có phải là một lựa chọn khả thi”. “Nỗi lo lớn” là “những tác động đến hệ thống tài chính và liệu nó có khiến các trung gian tài chính thực sự lành mạnh và hoạt động tốt”, ông nói tại một sự kiện ở Dallas.
Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, với việc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang ở mức thấp nhất trong nửa thế kỷ và nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng vững chắc, Fed khó có thể cắt giảm lãi suất xuống 0% chứ chưa nói gì là việc giảm thấp hơn. Thay vào đó, Fed có thể tìm đến các công cụ khác – chẳng hạn như mua trái phiếu với quy mô lớn – để thức đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất âm “nằm ở dưới cùng trong danh sách những việc họ (Fed) sẽ làm”, Jonathan Wright – cựu chuyên gia kinh tế của Fed và hiện đang là Giáo sư của Đại học Johns Hopkins cho biết.
Lợi ích là rất hạn chế, trong khi sự sụp đổ chính trị như việc ông Trump đảo ngược quan điểm có thể rất lớn. Còn nhớ khi giảm lãi suất xuống mức 0 – 0,25% trong năm 2008 và giữ chúng ở mức này trong 7 năm sau đó, Fed thường xuyên bị các nhà lập pháp chỉ trích vì khiến những người tiết kiệm quay lưng.
Nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng nếu cắt giảm lãi suất xuống quá thấp có thể gây tổn hại cho nền kinh tế do các ngân hàng bị bào mòn lợi nhuận dẫn tới việc hạn chế cho vay.
“Lãi suất âm chắc chắn sẽ tàn phá lợi nhuận của các ngân hàng”, Fred Cannon – Giám đốc nghiên cứu tại Ngân hàng đầu tư Keefe, Bruyette & Woods cho biết. Mặc dù vậy theo ông, các ngân hàng của Mỹ có thể chịu thiệt hại ít hơn so với các đối tác của họ ở châu Âu và Nhật Bản. Đó là vì họ ít nắm giữ các khoản vay thế chấp và các khoản cho vay doanh nghiệp có lợi suất thấp trên bảng cân đối kế toán của mình.
Có thể nói Fed đang phải đối mặt với một “câu hỏi quan trọng” theo cách nói của Chủ tịch Fed Jerome Powell: Làm thế nào có thể quản lý tốt nhất những thăng trầm của nền kinh tế trong một thế giới có lãi suất thấp hơn. Nhưng rõ ràng lãi suất âm không phải là lựa chọn có nhiều khả năng trong chương trình nghị sự của Fed, Michael Feroli – chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ của JPMorgan Chase & Co.
Theo Thời báo Ngân hàng
Đang tải...
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |