Vì sao vàng sẽ chiến thắng trong mọi cuộc chiến tiền tệ? 20:42 15/09/2019

Vì sao vàng sẽ chiến thắng trong mọi cuộc chiến tiền tệ?

Một chiến dịch đầu tư khôn ngoan cho vàng sẽ giúp các nhà đầu tư thoát khỏi cuộc khủng hoảng tiền tệ đang ngày càng mất giá trị và khó kiểm soát.

Đầu tháng 8/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã gọi Trung Quốc là “quốc gia thao túng tiền tệ”. Trên thực tế, Trung Quốc từ lâu đã kiểm soát đồng tiền của mình theo cách hoàn toàn khác với định giá thị trường và chỉ bị Mỹ cảnh cáo khi các lực lượng thị trường khác đẩy giá đồng nhân dân tệ chạm đáy.

Trước đó, trong giai đoạn 2005 – 2008, chính quyền Bắc Kinh từng phải thực hiện động thái tương tự khi điều hành thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 10% GDP với quyền can thiệp rất lớn.

Vì vậy, đầu tư cho vàng và đánh giá kim loại này đúng mức là một chiến lược mới đáng được quan tâm, theo chuyên gia của Financial Express.

Chiến tranh tiền tệ leo thang

Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại và bối cảnh chiến tranh thương mại không rõ ràng đang làm xấu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Đối mặt với vấn đề này, các chính phủ có xu hướng coi một loại tiền tệ yếu hơn là đòn đánh trực tiếp vào nỗ lực cải thiện tình trạng cạnh tranh xuất khẩu quốc gia.

Chiến tranh tiền tệ chỉ là phần mở rộng hợp lí khi các chính trị gia lo lắng sửa đổi tỷ giá hối đoái của họ như một cách để giải quyết các nền kinh tế đang chùn bước.

Cuộc đua hạ giá của các loại tiền tệ định danh sẽ tiếp tục vì mỗi quốc gia đều tin rằng mức định giá thấp là giải pháp cho toàn bộ rắc rối của thị trường xuất nhập khẩu cũng như phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi đợt hạ giá tiền tệ dường như không được những bên liên quan thực sự lưu tâm.

Tại sao giá vàng sẽ tăng?

Yếu tố ảnh hưởng chính trên thị trường vàng hiện nay là đống nợ quốc gia khổng lồ và phi thực tế trên toàn hệ thống tài chính phương Tây cùng đồng USD, loại tiền giấy được xem là tiền tệ dự trữ của cả thế giới nhưng lại có thể được phát hành và lạm dụng bởi một chính phủ duy nhất.

Mức nợ cao kết hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải “in” thêm tiền (để thanh toán hóa đơn), kích thích nền kinh tế, dẫn tới việc phá giá tiền tệ và tăng gánh nặng nợ.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi các chính phủ phải vật lộn với các vấn đề như thâm hụt và nợ xấu, vàng tăng giá là điều dễ thấy. Khi các nhà hoạch định chính sách liên tục hạ giá tiền tệ, vàng sẽ trở thành khoản đầu tư ưa thích, cung cấp tính ổn định và an toàn giữa thị trường hỗn loạn.

Lí do để sở hữu tài sản vàng sau vài thập kỉ vẫn không thay đổi: sự suy giảm toàn cầu về mức độ tín nhiệm, gia tăng nguy cơ giảm giá tiền tệ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai dù là tại Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản.

Chính sách xã hội hóa rủi ro với chính sách tiền tệ và tài khóa đã phá hủy các bảng cân đối kế toán của phương Tây. Chuyên gia của Financial Express cho rằng thế giới đang trong giai đoạn thử nghiệm những ngân hàng trung ương và sẽ sớm kết thúc tồi tệ do những biến động về vốn diễn ra trong thời gian dài với lãi suất âm.

Tham vọng giành được quyền kiểm soát sẽ khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc thêm sâu sắc, kích thích chiến tranh thương mại leo thang, siết chặt căng thẳng tiền tệ toàn cầu và tăng thêm biến động thị trường tài chính. Yếu tố này làm tăng rủi ro đầu tư toàn cầu và làm tổn thương tiềm năng tăng trưởng.

Thực hiện phân bổ đầu tư cho vàng như một đối trọng với tiền giấy đang tiếp tục mất giá là một phương án khả thi. Sử dụng vàng như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả, chiếm khoảng 10-20% vốn đầu tư sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một “bộ giảm xóc” trước mọi va chạm bất ngờ trong ngành tài chính.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Like Đang tải...

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,490 -40 25,600 -30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140