Báo cáo Triển vọng thị trường toàn cầu tháng 8/2018 của bộ phận Quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Standard Chartered vừa phát hành nhận định, tăng trưởng toàn cầu sẽ duy trì tích cực (ở mức trên trung bình), mặc dù đà tăng trưởng chậm lại ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Các nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với những thách thức từ việc đồng USD mạnh lên nhưng tổ chức này nhận định, điều này sẽ không kéo dài.
“Hội đồng Đầu tư toàn cầu đánh giá 65% xác suất cho kịch bản tăng trưởng từ trung bình đến mạnh với lạm phát thấp trong 12 tháng tới. Chúng tôi tiếp tục dự báo tăng trưởng toàn cầu bền vững bất chấp chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ và những điểm dễ bị tổn thương trong nội bộ châu Âu. Kịch bản này đã bao gồm rủi ro căng thẳng thương mại, làm trầm trọng hơn áp lực lạm phát ngắn hạn. Mặc dù vậy, chúng tôi dự báo căng thẳng sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới”, Báo cáo nhận định.
Tại thị trường Mỹ, nỗi sợ một cuộc chiến tranh thương mại không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế nước này. Lạm phát trở lại mức mục tiêu của Fed (2%) và có thể tăng cao hơn khi nền kinh tế tiệm cận trạng thái toàn dụng lao động. Dữ liệu hoạt động tiêu dùng và sản xuất đều duy trì mạnh mẽ, mặc dù các dữ liệu gần đây về nhu cầu nhà ở trái chiều. Về triển vọng chính sách, Standard Chartered dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2018.
Còn tại châu Âu, tăng trưởng đã chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức trên trung bình. Các dự báo đã giảm xuống sau khi căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ và lo ngại các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại (đặc biệt là Trung Quốc). Báo cáo này cho rằng, tăng trưởng sẽ ổn định trong tương lai khi các chỉ số PMI và động lực tín dụng khu vực tư nhân gần đây có nhiều tín hiệu tích cực.
Trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn còn tương đối yếu nhưng đã có dấu hiệu tăng gần đây, ECB đã tuyên bố sẽ kết thúc mua trái phiếu vào tháng 12 tới. Hiện các nhà đầu tư chuyển tập trung chú ý vào định hướng lãi suất của ECB. Standard Chartered nhận định khả năng ECB sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2019.
Tại Nhật Bản, dù xuất khẩu tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến trong Quý II vừa qua nhưng nhập khẩu cũng sụt giảm nên vẫn ở trạng thái cân bằng. Tác động tiêu cực từ thương mại dường như khá hạn chế do tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất lớn vẫn ổn định.
Trong bối cảnh này, cùng với áp lực lạm phát yếu và những bất định về tốc độ phục hồi kinh tế thì ít có khả năng BoJ sẽ thay đổi chính sách nới lỏng hiện nay.
Với Trung Quốc, các dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế này vẫn tương đối ổn định trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, đà tăng trưởng cơ bản tiếp tục suy yếu do căng thẳng thương mại đang diễn ra và hiệu ứng sau một khoảng thời gian thanh khoản chặt chẽ hơn.
“Chúng tôi nhận thấy dư địa để Chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách tài khóa nhờ thặng dư ngân sách đang lớn hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, chúng tôi tin rằng đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ phục hồi khi gói kích cầu tài chính (giảm thuế VAT, giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp nhỏ) được triển khai để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, báo cáo này dự báo.
Đáng chú ý, Standard Chartered nhận định đồng USD sẽ sớm kết thúc đợt tăng giá và quay lại xu hướng giảm dài hạn. Quan điểm này được hỗ trợ bởi các yếu tố: Chênh lệch lãi suất toàn cầu thu hẹp do thắt chặt định lượng tại châu Âu; Thâm hụt kép tại Mỹ (thâm hụt tài khóa và tài khoản vãng lai) là yếu tố ngăn cản đồng USD tăng giá.
Rủi ro chính với các dự báo trên là khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại toàn diện, thanh khoản thị trường xấu đi và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Theo Thời báo Ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |