Khi khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra cách đây 20 năm, nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á đã khó khăn bởi khi đó chính phủ các nước này đang duy trì chính sách kinh tế, tài chính nội địa và quốc tế thiếu nhất quán.
Thế nhưng có một nguyên nhân có thể kể đến chính là việc đồng yên Nhật giảm giá 50% so với đồng USD trong khoảng thời gian từ cuối năm 1995 cho đến mùa hè năm 1998, cùng lúc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Đợt tăng điểm này của thị trường kéo dài mãi đến năm 2002.
Ngày nay, đồng USD lại đang tăng giá, nhờ kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt và những căng thẳng xung quanh chính sách tài khóa và tiền tệ. Lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ cao và đồng USD mạnh khiến chi phí thanh toán các khoản nợ bằng USD của nhiều nước châu Á tăng lên, thế nhưng lần này, việc đồng nhân dân tệ giảm giá sâu đang gây ra nhiều rắc rối khác.
Theo Nikkei, có lẽ cũng không còn phải nghi ngờ gì về việc châu Á dễ chịu tổn thương từ những thay đổi trên thị trường tài chính Mỹ. Thế nhưng không giống với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 trước đây, phần lớn các nước châu Á hiện có dự trữ tiền tệ lớn. Nếu xét đến hàng loạt tiêu chí kiểu như lượng ngoại tệ đủ cho các tháng nhập khẩu, nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ nước ngoài, mọi chuyện đều đang tốt hơn.
Phần lớn các nước châu Á có thặng dư tài khoản vãng lai, và ngay cả những nước đang chịu thâm hụt ví như Ấn Độ, Indonesia, Myanmar và Philippines, mọi chuyện cũng không quá tồi tệ.
Thế nhưng khi mà rủi ro hứng chịu những cú sốc thấp hơn nhiều so với 20 năm trước đây, cũng không thể hoàn toàn chủ quan. Nếu như trong cuộc khủng hoảng lần trước, đồng nhân dân tệ từng là một yếu tố ổn định thì trong những rắc rối lần này, đồng nhân dân tệ xuống giá thê thảm tiềm ẩn khả năng gây ra nhiều vấn đề.
Từ mức 6,28 nhân dân tệ/USD vào tháng 3/2018, đồng nhân dân tệ đã yếu đi đến 8% và giao dịch với đồng USD ở mức 6,83 nhân dân tệ/USD. Mức này dù sao vẫn còn cao hơn nhiều so với con số 6,96 nhân dân tệ/USD ở thời điểm cuối năm 2016 trước khi Trung Quốc thắt chặt các biện pháp kiểm soát vốn.
Xét trên phương diện nào đó, biến động của đồng nhân dân tệ phản ánh cho phản ứng của thị trường trước rủi ro cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc tăng cao, cũng như định hướng chính sách của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Thế nhưng sự giảm giá của đồng nhân dân tệ cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh 18 tháng qua, Trung Quốc đã không ngừng thắt chặt chính sách tài chính, kết quả, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng giảm tốc.
Để cứu vãn tình hình, Trung Quốc buộc phải thay đổi định hướng chính sách tiền tệ và tài chính, theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng đã được giảm 3 lần trong năm nay, lãi suất ngắn hạn giảm và lãi suất dài hạn giảm đáng kể.
Trong bối cảnh này, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ không đáng để chờ đợi mà còn xảy ra sai thời điểm. Tháng 7/2018, Mỹ áp thuế 25% đối với khoảng 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế từ 10% lên 25% với thêm khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và thậm chí áp thuế tăng với toàn bộ 500 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Phản ứng từ phía Bắc Kinh chính là đe dọa áp thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ.
Trung Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 150 tỷ USD hàng Mỹ, chính vì vậy Trung Quốc khó có thể đáp lại với giá trị hàng hóa tăng thuế tương đương. Để tiếp tục chống trả Mỹ, Trung Quốc sẽ buộc phải viện đến biện pháp giảm giá tiền tệ và sử dụng hệ thống các quy định điều tiết để tấn công vào sản phẩm và doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc.
Cho đến nay, sự giảm giá của đồng nhân dân tệ phần nào đã bù đắp lại được tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ. Thế nhưng nếu Tổng thống Trump mở rộng áp dụng tăng thuế với hàng Trung Quốc như ông tuyên bố, đồng nhân dân tệ sẽ cần phải giảm xuống ngưỡng 7,25-7,30 nhân dân tệ/USD hoặc thậm chí hơn nữa.
Như vậy, đồng nhân dân tệ sẽ ở ngưỡng thấp chưa từng có tính từ khi Trung Quốc tiến hành cải tổ chính sách tỷ giá vào năm 2008.
Tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chuỗi cung ứng đã trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, sự phụ thuộc thương mại trở nên ngày một khăng khít hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn cầu cũng dễ chịu tác động hơn từ thay đổi diễn biến tỷ giá của đồng nhân dân tệ, chắc chắn các nước tại Đông Nam Á cũng như Đông Bắc Á sẽ phải lo lắng về sự sụt giảm của đồng nhân dân tệ.
Sự giảm giá của đồng nhân dân tệ có thể dẫn đến tình trạng thoái vốn, dù các biện pháp kiểm soát thời kỳ hậu 2016 đã khiến cho hoạt động này trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giờ đây đang hành động để trừng phạt những nhà đầu tư dám bán khống đồng nhân dân tệ. Trung Quốc có đủ công cụ, trong đó có cả dự trữ tiền tệ nhằm can thiệp vào thị trường.
Châu Á sẽ cần phải quan sát chặt chẽ động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong những tuần tới và chú ý đến cả tình hình vĩ mô theo đó sự giảm giá của đồng nhân dân tệ được dự báo sẽ vẫn diễn ra, dù Trung Quốc chọn hành động thế nào đi nữa. Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải tính đến nhiều cách ứng phó khác nhau, từ hạ giá đồng tiền cho đến biện pháp tiền tệ và tài khóa để giải quyết hậu quả.
Theo Bizlive
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |