Nguy hiểm hơn, cuộc chiến thương mại này có thể kéo theo sau là cuộc chiến về tiền tệ. Là một nền kinh tế đang phát triển có độ mở khá lớn, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến này. Thế nhưng, cơ hội nhiều hơn hay thách thức nhiều hơn thì hiện giới chuyên gia vẫn còn những bất đồng.
Xét cho cùng, cả hai luồng quan điểm trên đều không sai, bởi bất kỳ một vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó, cơ hội luôn song hành cùng thách thức và rất khó để đánh giá cơ hội lớn hơn hay thách thức lớn hơn.
Nhìn lại việc Việt Nam gia nhập WTO cũng vậy. Đó vừa là áp lực lại vừa là cơ hội để chúng ta cải cách thể chế, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Thị trường xuất khẩu rộng mở sau khi gia nhập WTO cũng giúp Việt Nam nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu lên gấp 4 lần sau 10 năm, đạt gần 214 tỷ USD trong năm 2017; thu hút đầu tư nước ngoài cũng có bước tăng trưởng mạnh mẽ…
Thế nhưng, những cơ hội mà chúng ta bỏ lỡ còn lớn hơn rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu dù tăng, song cơ cấu xuất khẩu vẫn chậm thay đổi, chủ yếu là xuất thô và xuất khẩu ngày càng phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI; dòng vốn FDI chảy vào mạnh, nhưng chủ yếu là để tận dụng các ưu đãi đầu tư, tài nguyên và nhân công giá rẻ, trong khi không có nhiều các dự án có hàm lượng công nghệ cao…
Thậm chí, không ít chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam đã bỏ lỡ chuyến tàu WTO khi mà tăng trưởng ngày càng tụt lùi, nếu như 5 năm 2006 – 2010 tăng trưởng GDP đạt 7%, thì giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng chỉ là 5,88%.
Quay trở lại với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Không thể phủ nhận việc Mỹ và Trung Quốc đánh thuế lên hàng hóa của nhau sẽ là cơ hội để hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường lớn này. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài khi nhiều tập đoàn đa quốc gia muốn chuyển cơ sở sản xuất của họ khỏi “vùng chiến sự”.
Tuy nhiên, cơ hội là không nhiều do trong danh mục hàng hóa mà Trung Quốc và Mỹ đánh thuế lẫn nhau, đa phần không phải là những nhóm hàng mà Việt Nam có thế mạnh và chỉ có một số ít lĩnh vực có thể tận dụng được cơ hội để mở rộng thị phần, như dệt may, da giày… Hơn nữa, cũng chưa biết các DN có tận dụng được cơ hội này hay không. Chưa kể nếu kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng mạnh, rất có thể hàng Việt sẽ lại bị Mỹ “soi”.
Trong khi đó, rủi ro hàng hóa Trung Quốc gặp khó ở thị trường Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam là rất lớn, nhất là khi đồng nhân dân tệ đang giảm giá mạnh như hiện nay. Chưa hết, hiện nhiều nền kinh tế phát triển cũng đã dựng lên các hàng rào thuế quan cũng như hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước.
Tất cả những điều đó có nghĩa, hàng Việt chưa chắc đã tận dụng được cơ hội để mở rộng được thị phần, trong khi lại có nguy cơ bị lấn át ngay trên “sân nhà”. Một rủi ro khác không thể không nhắc tới đó là thị trường tài chính trong nước cũng chịu tác động tiêu cực do những biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu.
Nói như vậy để thấy, dù không bi quan, nhưng cũng đừng quá chủ quan với cuộc chiến thương mại hiện nay. Giải pháp tốt nhất để ứng phó là phải nhận diện đúng và đầy đủ tất cả những cơ hội cũng như thách thức để có thể tận dụng tối đa các cơ hội khi nó đến, đồng thời có đối sách hợp lý để hóa giải những thách thức.
Theo Thời báo Ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |