Tuần giao dịch vừa qua (9-13/7) tiếp tục ghi nhận sự điều chỉnh của TTCK Việt Nam. Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại 909,72 điểm, giảm 0,85% so với tuần trước đó.
Có thời điểm trong tuần Vn-Index thủng mốc 900 điểm sau tuyên bố Mỹ đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tuy vậy, lực bán không quá mạnh, trong khi lực cầu bắt đáy thường trực đã giúp Vn-Index hồi phục với 2 phiên tăng điểm liên tiếp cuối tuần.
Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức thấp với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE chỉ đạt 2.270 tỷ đồng/phiên, giảm 30% so với tuần trước đó. Riêng phiên 12/7, giá trị khớp lệnh HoSE đạt 1.806 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2017.
Trái với thanh khoản èo uột trên thị trường cơ sở, dòng tiền tiếp tục tìm đến thị trường phái sinh, đẩy thanh khoản lên cao kỷ lục với bình quân 13.738 tỷ đồng/phiên, tăng 3% so với tuần trước đó.
Mặc dù thị trường tuần qua vẫn tiếp tục xu thế điều chỉnh, nhưng nhiều điểm sáng đã dần xuất hiện. Trong phiên cuối tuần trước (13/7), thị trường đã hồi phục khá tốt với mức tăng 1,25% của chỉ số Vn-Index. Đà tăng trong phiên không chỉ tập trung vào một vài Bluechips, ngân hàng mà đã lan tỏa ra nhiều nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, xây dựng…
Giá trị giao dịch trong phiên này cũng tăng 24% so với phiên trước đó lên 2.248 tỷ đồng. Mặc dù mức thanh khoản này là chưa cao, nhưng sau một giai đoạn điều chỉnh kéo dài 3 tháng thì cũng có thể chấp nhận được. Trong những phiên tới, nếu thanh khoản tiếp tục cải thiện thì có thể xuất hiện nhịp hồi phục của thị trường.
Trên thị trường phái sinh, HĐTL F1807 đóng cửa phiên 13/7 tại 902 điểm, cao hơn so với mức 899,45 điểm của chỉ số VN30, điều này cho thấy giới đầu tư đang có nhiều kỳ vọng vào xu thế tăng của thị trường lúc này.
Giao dịch khối ngoại cũng là điểm nhấn đáng chú ý khi áp lực bán ngày càng giảm. Tuần qua, khối ngoại chỉ còn bán ròng 269 tỷ đồng trên HoSE, nhưng họ đã mua ròng 47 tỷ đồng trên HNX.
Bên cạnh đó, khối tự doanh trong nước cũng đẩy mạnh mua ròng 213 tỷ đồng và là tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp.
Quỹ ETF nội VFMVN30 cũng phát hành 4,3 triệu chứng chỉ quỹ trong tuần qua, tương ứng giá trị 63 tỷ đồng. Thống kê từ đầu năm tới nay cho thấy biến động về số lượng chứng chỉ quỹ ETF VFMVN30 có sự liên quan mật thiết tới diễn biến thị trường. Bởi vậy, việc phát hành chứng chỉ quỹ trở lại sau 1 tháng bị rút ròng có thể coi là điểm tích cực.
Ngoài ra, tuần tới cũng là lúc các doanh nghiệp công bố KQKD quý 2 và điều này sẽ là yếu tố hỗ trợ không nhỏ cho thị trường.
Trên thị trường quốc tế, chỉ số Dow Jones cũng vượt mốc 25.000 điểm sau một tháng điều chỉnh cũng sẽ mang đến tâm lý hứng khởi cho các thị trường tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Trong bản tin nhận định, CTCK SHS cho rằng việc Vn-Index hồi phục trở lại từ mức 885 điểm cho thấy vùng 885-900 điểm sẽ là hỗ trợ của thị trường trong thời gian tới nếu kịch bản giảm điểm xảy ra. Thanh khoản tiếp tục suy giảm trong tuần giao dịch qua cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy với thanh khoản cạn kiệt. Khối ngoại cũng có động thái giảm bán ròng khi mà thị trường đã liên tiếp test đáy ngắn hạn thành công rồi hồi phục.
Diễn biến hiện tại có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nhưng lại hết sức cần thiết đối với thị trường nhằm tạo ra sự ổn định về mặt cung cầu cũng như tâm lý của nhà đầu tư, khi đó thị trường sẽ tăng điểm vững chắc trở lại.
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (16/7-20/7), Vn-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với mục tiêu là ngưỡng 930 điểm với thanh khoản được cải thiện.
Còn theo CTCK BSC, các chỉ báo kỹ thuật sau khi đi vào vùng bán quá mở ra cơ hội hồi phục ngắn hạn. 2 phiên tăng điểm cuối tuần đã lấp gap giá và hình thành đấy bên kia của mô hình 2 đáy mini với neckline tại 915 điểm và giá mục tiêu tại 950 điểm.
Theo Trí thức trẻ
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,660 60 | 25,760 51 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |