Căng thẳng thương mại đe dọa các đồng tiền châu Á 11:24 02/07/2018

Căng thẳng thương mại đe dọa các đồng tiền châu Á

Theo một cuộc thăm dò của Reuters, các nhà đầu tư tăng vị thế bán của họ đối với các đồng tiền châu Á trong tháng qua, với các khoản cược đồng nhân dân tệ của Trung Quốc quay đầu giảm lần đầu tiên trong hơn một năm do căng thẳng thương mại Trung – Mỹ leo thang.

Cuộc thăm dò về vị thế của các đồng tiền châu Á tập trung vào những vấn đề mà các nhà phân tích và các nhà quản lý quỹ tin là vị thế hiện tại của thị trường đối với 9 đồng tiền của các thị trường châu Á mới nổi: Nhân dân tệ Trung Quốc, đồng won Hàn Quốc, đôla Singapore, đồng rupiah Indonesia, đồng đôla Đài Loan, đồng rupee Ấn Độ, đồng peso Philippine, đồng ringgit Malaysia và đồng baht Thái.

Kết quả cuộc thăm dò cho thấy, nỗi lo về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà đầu tư có tâm lý phòng thủ và tìm kiếm tài sản an toàn, khi chương trình nghị sự “nước Mỹ đầu tiên” của chính quyền Mỹ lan rộng sang các nền kinh tế lớn khác.

Theo đó, nhu cầu đối với đồng yên Nhật ngày càng lớn, trong khi lợi suất nợ của Mỹ cũng tăng cao hơn, được củng cố bởi lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) với khả năng tăng thêm hai lần nữa trong năm nay.

Điều này đã hỗ trợ đồng USD liên tục tăng giá so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt khác và đang hướng đến tháng tăng thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang đã đẩy tăng mức cược bán đồng nhân dân tệ lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2016.

Cụ thể, đồng nội tệ của Trung Quốc đã sụt giảm khá mạnh, xuyên thủng ngưỡng tâm lý là 6,6 nhân dân tệ/USD lần đầu tiên trong 6 tháng qua trong phiên ngày thứ Tư. Tính chung đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 3% giá trị so với đồng USD trong tháng này.

Hiện kỳ vọng của thị trường ngày càng lớn rằng Bắc Kinh sẽ cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa để làm dịu tác động của hàng rào thuế quan Mỹ.

Không chỉ đồng nhân dân tệ, nhiều đồng tiền châu Á khác cũng bị “vạ lây”. Khoon Goh – Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á của ANZ cho rằng, nếu căng thẳng thương mại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm, nó cũng sẽ tác động lan tỏa đến tăng trưởng trong khu vực. Bởi vì xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc và Đài Loan, và đó là một phần của hàng hóa cho Trung Quốc tái xuất.

Không chỉ vậy, việc Fed tăng tốc thắt chặt tiền tệ cũng đẩy lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng cao hơn và phần nào khiến dòng vốn toàn cầu đảo chiều, chảy khỏi một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Đó chính là lý do từ Mumbai đến Jakarta và Manila, nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực đã thắt chặt tính thanh khoản bằng cách tăng lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ của mình, cũng như hãm lại dòng vốn chảy ra và kiềm chế lạm phát.

Đứng đầu trong số này là Ngân hàng Trung ương Indonesia khi cơ quan này đã phải tăng lãi suất tới 2 lần trong tháng 5 và, theo một cuộc thăm dò của Reuters, có khả năng sẽ tăng tiếp lãi suất vào thứ Sáu, lần tăng thứ 3 trong vòng có 6 tuần.

Tỷ lệ cược vào sự giảm giá của đồng rupiah tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2015.

Trước đó số liệu được công bố trong tuần cho thấy, mặc dù thâm hụt thương mại của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á thu hẹp xuống còn 1,52 tỷ USD trong tháng 5, nhưng mức thâm hụt này vẫn lớn hơn dự kiến, do giá dầu cao hơn.

Giá dầu tăng cao đã khiến cho hàng hóa nhập khẩu ròng tăng lên tại nhiều nền kinh tế và Ấn Độ là một trong số đó. Mỹ đã yêu cầu các nước cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran từ tháng 11 năm ngoái và điều đó càng gia tăng thêm áp lực lên giá dầu, trong khi Ấn Độ là một trong những khách hàng nhập khẩu dầu hàng đầu của Iran.

Vì vậy, hiện các nhà đầu tư đã tăng tỷ lệ cược vào sự giảm nhẹ của đồng rupee Ấn Độ, mặc dù Ngân hàng Trung ương nước này đã thực hiện tăng lãi suất lần đầu tiên trong 4 năm vào tháng 6. Đồng rupee Ấn Độ là đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong khu vực khi đã giảm hơn 7% kể từ đầu năm.

Đồng peso Philippines là đồng tiền giảm giá mạnh thứ 2 trong khu vực, khiến Ngân hàng Trung ương nước này cũng đã phải tăng lãi suất lần thứ 2 trong 6 tuần. Song hiện các vị thế bán đối với đồng peso vẫn đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2008.

“Việc tăng lãi suất tại các thị trường mới nổi cho thấy sự gia tăng đột ngột của phí bảo hiểm rủi ro trong các thị trường mới nổi, với các nhà đầu tư hiện nay yêu cầu mức lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho rủi ro tăng lên”, Mizuho Bank cho biết trong một lưu ý hôm thứ Ba.

Mizuho cho biết phí bảo hiểm rủi ro tương quan với tăng trưởng thương mại toàn cầu, vốn đang chịu áp lực lớn từ chính sách thương mại của Mỹ.

Theo Thời báo Ngân hàng

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,660 0 25,780 20

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,08424 25,4544

  AUD

16,23851 16,92853

  CAD

17,72720 18,48121

  JPY

1600 1700

  EUR

26,848110 28,320116

  CHF

28,582120 29,797125

  GBP

31,831-144 33,184-150

  CNY

3,4676 3,6146