Bạn đã bao giờ tự hỏi những người sáng tạo nhất như Elon Musk, Dean Kamen, Nikola Tesla, Marie Curie, Jeff Bezos hay Steve Jobs luôn gặp phải những vấn đề lớn nhưng họ luôn kiên trì giải quyết?
Trong tài liệu nghiên cứu về những người có những sáng tạo đột phá, tác giả Melissa Schilling chỉ ra rằng: Hầu như tất cả người sáng tạo nhất đều theo đuổi một mục tiêu lý tưởng mà họ nhận thấy là đáng trân trọng, có giá trị và quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc.
Chẳng hạn như Elon Musk muốn giải quyết các vấn đề năng lượng của thế giới và đưa con người lên sao Hỏa.
Dean Kamen muốn giảm bớt nỗi đau cho con người.
Nikola Tesla muốn giải phóng nhân loại khỏi công việc nặng nhọc thông qua năng lượng không giới hạn và đạt được hòa bình thế giới thông qua truyền thông toàn cầu.
Marie Curie tin rằng Ba Lan (dưới sự cai trị của Nga) chỉ có thể không bị đồng hóa khi tất cả người dân Ba Lan theo đuổi tiến bộ giáo dục và công nghệ.
Steve Jobs muốn máy tính tạo nên cuộc cách mạng trong suy nghĩ của mọi người.
Thực tế, có một mục tiêu lý tưởng đầy tham vọng đã giúp những nhà sáng tạo này suy nghĩ lớn hơn, làm việc chăm chỉ hơn và kiên trì lâu hơn.
Có một mục tiêu lý tưởng lớn cũng giúp chúng ta sáng tạo hơn và đạt được nhiều thành quả hơn.
1. Mục tiêu lý tưởng thúc đẩy bạn suy nghĩ lớn hơn và làm việc chăm chỉ hơn.
Một mục tiêu lý tưởng là động lực bên trong mạnh mẽ có thể khiến mọi người tìm ra cách giải quyết các vấn đề lớn cũng như làm việc với sự nhiệt tình và kiên trì phi thường.
Hơn nữa, khi gặp công việc càng khó khăn thì khi hoàn thành nó càng thấy tự hào. Nên nhiều người thường sẵn sàng hy sinh thú vui, tiền bạc và các tiện nghi khác để đạt được mục tiêu lý tưởng của họ.
Dean Kamen, người đã phát triển động cơ Stirling có thể tạo ra điện bằng bất kỳ nguồn nhiệt nào, chẳng hạn như đốt mêtan từ phân bò, và sử dụng nó để chạy một phát minh khác mang tên Slingshot – có thể làm sạch bất kỳ chất lỏng nào thành nước uống sạch.
Mặc dù cả hai phát minh đã được kiểm chứng nhưng ông vẫn phải rất vất vả tìm một đối tác thương mại để sản xuất chúng, và cuối cùng ông đã phải dốc toàn bộ tiền của mình vào đầu tư.
Dean Kamen đã lưu ý rằng: “Các công ty lớn từ lâu đã nhận thức được nhiều người trên thế giới không có nước sạch và điện để dùng vì không có tiền.
Nếu bạn cộng tất cả số tiền chúng tôi đã chi cho Stirling, cũng như cho dự án nước sạch, nó có thể tương đương khoảng 50 triệu USD.
Chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ, và đó là một khoản tiền rất lớn. Nhưng tôi tin, tôi rất vào nó. Nó có thể thất bại, nhưng bạn phải thử.
Hãy nhìn vào thực trạng của thế giới… Đó là một mớ hỗn độn. Chúng ta có thể làm gì để sắp xếp lại nó?”.
2. Một mục tiêu lý tưởng giúp bạn tập trung.
Chủ nghĩa lý tưởng giúp giữ cho một người tập trung vào một mục tiêu dài hạn, nâng cao khả năng chọn lựa giữa các mục tiêu khiến họ phân tâm.
Các mục tiêu lý tưởng trở thành một cấu trúc cho cuộc sống của họ, giúp họ duy trì tầm nhìn rõ ràng về tương lai, và ưu tiên cho những nỗ lực của họ.
Elon Musk từ chối đưa SpaceX lên sàn chứng khoán.
Đã có rất nhiều lần những nỗ lực của Musk sẽ được hưởng lợi từ việc có thêm vốn, nhưng vị tỷ phú này đã phản đối sự thôi thúc để đưa SpaceX lên sàn bởi vì ông cho rằng ban giám đốc của một công ty niêm yết chắc chắn sẽ buộc ông thay đổi công ty để cải thiện lợi nhuận.
Ông từng viết trong một lá thư gửi cho các nhân viên SpaceX rằng: “Tạo ra công nghệ cần thiết để thiết lập sự sống trên sao Hỏa luôn là mục tiêu cơ bản của SpaceX. Nếu trở thành một công ty đại chúng làm giảm khả năng đó, thì chúng ta không nên làm như vậy cho đến khi mục tiêu lên sao Hỏa được đảm bảo”.
3. Một mục tiêu lý tưởng có thể làm cho bạn không nản lòng.
Khi một người đang theo đuổi một mục tiêu lý tưởng mà họ tin là đáng trân trọng, họ có thể bỏ qua sự phán xét hoặc thất bại ê chề và kiên trì đối mặt với những lời chỉ trích.
Marie Curie là một ví dụ điển hình.
Trong thời đại của Marie Curie, phụ nữ không được hoan nghênh khi làm khoa học và nó càng bị không hài lòng hơn khi phụ nữ xem đó là việc làm chuyên nghiệp.
Kết quả là, Curie phải chịu sự chỉ trích và phân biệt đối xử hà khắc. Bà đã bị loại khỏi Viện Hàn lâm Khoa học, và gần như bị từ chối trao giải Nobel chỉ vì bà là một người phụ nữ.
Tại một thời điểm đó, Lord Kelvin thậm chí đã tấn công bà trên báo chí và lập luận rằng radium, chất mà Curie đã phát hiện ra không phải là một nguyên tố.
Tuy nhiên, Curie vẫn tin chắc rằng mục đích cuộc đời của bà là theo đuổi khoa học, và vì thế bà đã bỏ qua mọi lời công kích và vẫn miệt mài nghiên cứu.
Albert Einstein sau này sẽ viết về bà rằng: “Sức mạnh của bà, sự thuần khiết của bà, sự thắt lưng buộc bụng của bà ấy đối với bản thân, tính khách quan của bà ấy, sự phán xét không thể chối cãi của bà ấy – tất cả những điều này hiếm khi được tìm thấy trong một con người…
Một khi bà ấy đã nhận ra một cái gì đó đúng đắn, bà ấy theo đuổi nó mà không có sự thỏa hiệp nào àm chỉ có sự kiên trì cực độ”.
4. Một mục tiêu lý tưởng có thể tăng cường sự lan truyền.
Một mục tiêu cao quý có thể mang lại ý nghĩa rộng lớn hơn cho xã hội và có thể cho mọi người tìm thấy ý nghĩa khiến họ hỗ trợ nó, ngay cả khi sự hỗ trợ đó là tốn kém.
Ví dụ, nhân viên sẽ trung thành với một tổ chức có mục tiêu chữa trị ung thư hơn là một tổ chức lấy việc chiếm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh làm mục tiêu.
Tesla Motors là một ví dụ điển hình.
Một phần lớn cổ đông của Tesla sở hữu cổ phiếu bởi vì họ tin vào sứ mệnh của Musk, tức là một phần giá trị của họ đến từ các mục tiêu lý tưởng.
Hơn nữa, Musk đã cực kỳ trung thực về ý định của mình, thậm chí vị tỷ phú này còn nói rõ: “Tôi đã không thực sự nghĩ rằng Tesla sẽ thành công. Tôi nghĩ chúng tôi rất có thể sẽ thất bại. Nhưng nếu có điều gì đó quan trọng, bạn nên thử ngay cả khi kết quả có thể là thất bại”.
Tuy nhiên, mục tiêu lý tưởng không phải lúc nào cũng có thể thành công nếu nó quá xa rời thực tế.
Dean Kamen từng đúc kết lại rằng: “Tôi không làm việc cho một dự án trừ khi tôi tin rằng nó có thể cải thiện đáng kể cuộc sống cho một nhóm người. Và tôi không muốn lãng phí bất cứ lúc nào. Nếu bạn không làm vì những điều quan trọng, bạn đang lãng phí thời gian”.
Theo Bizlive
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,700 40 | 25,800 20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |