Tuần 15-20/7: Tâm điểm SJC với đà tăng tới 3,5 triệu đồng, vàng nhẫn tăng 6 tuần liên tiếp dù TG quay đầu giảm 18:20 20/07/2024

Tuần 15-20/7: Tâm điểm SJC với đà tăng tới 3,5 triệu đồng, vàng nhẫn tăng 6 tuần liên tiếp dù TG quay đầu giảm

(giavangsjc) – Tóm tắt

  • Thị trường vàng miếng SJC kết thúc tuần giao dịch với đà tăng 2,5-3,5 triệu đồng mỗi lượng.
  • Vàng thế giới giảm hơn 80 USD từ đỉnh, cả tuần giảm khoảng 10 USD.
  • Chốt tuần trên mốc 77 triệu đồng, vàng nhẫn ghi nhận đà tăng lên tới 550.000 đồng/lượng trong cả tuần.
  • Chênh lệch nội – ngoại tăng vọt gần 4 triệu đồng lên cao nhất gần 2 tháng.

Nội dung

Vàng miếng SJC “tỏa sáng”

Kết thúc phiên cuối tuần 20/7, SJC Hồ Chí Minh niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng, mua vào tăng 2,52 triệu đồng, bán ra tăng 3,02 triệu đồng/lượng so với mở cửa phiên đầu tuần 15/7.

Bảo Tín Minh Châu ghi nhận nhịp tăng 2,62 triệu đồng/lượng chiều mua và 3,02 triệu đồng/lượng chiều bán so với mở cửa đầu tuần, giao dịch mua – bán hiện đứng tại 78,50 – 80,00 triệu đồng/lượng.

Tại Doji, giá mua – bán vàng miếng trong ngày cuối ngày 20/7 là 78,50 – 80,00 triệu đồng/lượng, tăng 3,52 triệu đồng chiều mua và 3,02 triệu đồng chiều bán so với giá mở cửa phiên đầu tuần.

Giá bán vàng miếng tại Big4 ngân hàng cũng tăng vọt 3,02 triệu đồng/lượng trong tuần này. Các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục duy trì giao dịch 1 chiều bán ra. Cả SJC và 4 ngân hàng vẫn đang bán vàng “bình ổn” theo hình thức trực tuyến.

Đây là tuần giao dịch đầu tiên sau 5 tuần thị trường vàng miếng có sự điều chỉnh ở cả hai chiều mua – bán. Đà tăng vọt của vàng miếng diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới tại ngưỡng 2482 USD/ounce.

Trong phiên 17/7, khi vàng thế giới đạt đỉnh mới, vàng miếng trong nước vẫn bất động tại 76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa hai thị trường có sự thay đổi mạnh mẽ, từ chỗ cao hơn vàng thế giới, vàng miếng SJC lúc đó đã thấp hơn vàng thế giới tới gần 1 triệu đồng.

Một ngày sau khi vàng thế giới đạt đỉnh, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giá bán vàng miếng trực tiếp tăng hơn 3 triệu đồng/lượng, từ mức 75,98 triệu đồng lên 79 triệu đồng trong phiên 18/7. Theo sau động thái của Ngân hàng Nhà nước, giá bán vàng miếng tại các doanh nghiệp đồng loạt tăng hơn 3 triệu đồng, từ mức 76,98 triệu lên 80 triệu đồng mỗi lượng.

Đáng chú ý, trong phiên giá vàng miếng tăng mạnh lên mốc 80 triệu đồng, vàng thế giới lại có động thái điều chỉnh sau khi đạt đỉnh. Với diễn biến này, vàng miếng đã dần lấy lại vị trí “trên cơ” giá vàng thế giới.

Theo chuyên gia, đà tăng của vàng miếng SJC là hợp lý, vì Ngân hàng Nhà nước không thể nhập vàng về rồi bán lỗ ra thị trường. Mức chênh giữa hai thị trường duy trì khoảng 4-5 triệu đồng/lượng là hợp lý.

Trở lại với diễn biến của vàng miếng, mức giá 80 triệu đồng/lượng hiện tại đang cao nhất kể từ ngày 4/6/2024 và thấp hơn 12,4 triệu đồng/lượng so với đỉnh kỷ lục 92,4 triệu đồng thiết lập hôm 10/5/2024.

Với giá mua vào của các doanh nghiệp hiện ở mức 78-78,5 triệu đồng/lượng, đầu tư vàng miếng trong tuần này sẽ lãi khoảng 1-1,5 triệu đồng mỗi lượng. Hiện tại việc mua vàng miếng với giá “bình ổn” không dễ đàng nhưng không hẳn là không có cơ hội, hãy kiên nhẫn và chờ đợi thành quả.

Giảm về mốc 2.400 USD, vàng thế giới sau quy đổi đạt 75,34 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng miếng SJC 4,7 triệu đồng – cao nhất kể từ ngày 11/6/2024, tăng khoảng 3,5 triệu đồng so với cuối tuần trước.

Vàng nhẫn thêm 1 tuần tăng giá

Kết thúc phiên cuối tuần 20/7, vàng nhẫn SJC 9999 niêm yết giao dịch mua – bán tại 75,70 – 77,10 triệu đồng/lượng, tăng 550.000 đồng/lượng chiều mua và 450.000 đồng/lượng chiều bán so với giá mở cửa phiên đầu tuần 15/7.

Cùng thời điểm trên, nhẫn Bảo Tín Minh Châu có giá mua – bán đứng tại 75,93 – 77,23 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng/lượng chiều mua và bán so với mở cửa thứ Hai đầu tuần.

Nhẫn Doji hiện có giá mua – bán ở mức 75,90 – 77,15 triệu đồng/lượng, giá mua và bán cùng đi ngang so với giá mở cửa phiên đầu tuần.

Chênh lệch mua – bán nhìn chung trên thị trường vàng miếng dao động từ 1,2-1,6 triệu đồng, biến động không đáng kể so với phiên đầu tuần. Với mức chênh này, đà tăng trong tuần của vàng nhẫn chưa thể mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đối với vàng vật chất, mua và nắm giữ để chờ cơ hội chốt lời.

Dù không giữ được mức cao nhất tuần – tại 77,9 triệu đồng/lượng, thị trường vàng nhẫn vẫn ghi nhận tuần tăng thứ 6 liên tiếp và chốt tuần trên mốc 77 triệu đồng/lượng.

Mức giá cao nhất hiện tại 77,23 triệu đồng của thị trường vàng nhẫn đang cao hơn vàng thế giới sau quy đổi 1,9 triệu đồng, tăng 500.000 đồng so với cuối tuần trước. Tăng khá mạnh nhưng mức chênh này vẫn trong phạm vi hợp lý.

SJC hiện neo mức chênh giữa vàng nhẫn và vàng miếng ở ngưỡng 2,9 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 2,6 triệu đồng so với mức dưới 400.000 đồng cuối tuần trước.

Giá vàng thế giới

Chốt tuần ở ngưỡng 2.400 USD/ounce, vàng thế giới giảm 10 USD (0,4%) trong cả tuần – kết thúc chuỗi 3 tuần tăng liên tiếp. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.750 VND/USD) giá vàng đạt 75,34 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 400.000 đồng so với cuối tuần trước.

Diễn biến nổi bật của vàng thế giới trong tuần này là đà tăng phi mã lên đỉnh cao nhất mọi thời đại 2.482 USD trong phiên 17/7.

Đồng USD tăng giá kết hợp với hoạt động chốt lời của nhà đầu từ khiến giá vàng quay đầu giảm mạnh và chốt tuần tại mốc 2.400 USD.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác chốt tuần ở mức 104,37 điểm, tăng 0,26% trong cả tuần.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng, tạo thêm áp lực giảm với giá vàng. Lợi suất của kỳ hạn 10 năm tăng 5,4 điểm cơ bản, chốt phiên ở mức 4,242%.

“Ngoài hoạt động chốt lời, giá vàng còn giảm vì kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Nền kinh tế hạ cánh mềm sẽ khuyến khích nhà đầu tư dịch chuyển vốn từ những tài sản an toàn như vàng sang những tài sản có độ rủi ro cao hơn”, Giám đốc hoạt động (COO) Alex Ebkarian của công ty Allegiance Gold nhận định với hãng tin Reuters.

Chúng tôi đang thấy có ngày càng nhiều quyết định đầu tư vàng đòi hỏi giá vàng phải tăng thêm”, ông Ebkarian nói.

Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME, thị trường đang đặt cược khả năng 92,6% Fed hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Tuần này, có thời điểm mức đặt cược lên tới gần 100%.

Trong một cuộc trao đổi với trang Kitco News, chiến lược gia James Stanley của trang Forex.com nói rằng việc giá vàng giảm mạnh sau khi lập kỷ lục trong tuần này là hợp lý, bởi thị trường đã rơi vào trạng thái mua quá nhiều. Ông cho rằng 2.500 USD là một ngưỡng giá tâm lý chủ chốt khác của vàng ở thời điểm này.

Hiện tại, vấn đề là mốc 2.400 USD có thể duy trì được hay không. Chúng tôi chưa có đủ thông tin để kết luận. Nếu mốc giá này duy trì, xu hướng giá lên mạnh mẽ của giá vàng sẽ duy trì. Tôi vẫn lạc quan về giá vàng vì các yếu tố hỗ trợ nền tảng đang mạnh”, ông Stanley nói.

Theo vị chiến lược gia, một xu hướng giá xuống của giá vàng sẽ chỉ hình thành khi giá vàng vỡ mốc hỗ trợ quan trọng 2.300 USD.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

24,850 -50 24,950 -50

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 79,800-200 81,800-200
Vàng nhẫn 77,900 79,200

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

24,430-10 24,800-10

  AUD

16,197-82 16,886-85

  CAD

17,612-57 18,362-59

  JPY

1672 1762

  EUR

26,626-103 28,088-109

  CHF

28,260-231 29,462-241

  GBP

31,623-115 32,969-120

  CNY

3,4072 3,5522