Vụ việc khách hàng bị món nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng từ năm 2013 đến nay đã thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận suốt mấy ngày qua. Từ vụ việc này, nhiều người lo lắng không biết mình có đang là “con nợ” của ngân hàng khi mở thẻ tín dụng?
Theo các chuyên gia kinh tế, khách hàng trong thời gian dài không trả nợ mà ngân hàng có thể đưa ra con số nợ rất lớn như hiện tại có thể là do cách tính của ngân hàng, bao gồm lãi kép, lãi phạt. Lãi phạt thường rất lớn, có thể lên đến 150%, khiến số nợ ban đầu của khách bị đội lên rất cao.
Theo chuyên gia, thực tế không ít người dùng thẻ tín dụng cứ đinh ninh nếu trễ hạn trả nợ thẻ tín dụng trong 1-2 ngày thì ngân hàng chỉ tính lãi trong 1-2 ngày đó. Nhưng thực tế không phải như vậy, ngân hàng sẽ tính lãi bắt đầu từ ngày mua sắm tiêu dùng, tức là từ khoảng 1 tháng trước đó.
Chuyên gia cho biết thêm, các ngân hàng khi cấp thẻ tín dụng thường yêu cầu khách hàng xem những quy định chung, thường họ mở thẻ sau đó gửi đến nhà khách hàng. Khách hàng cần xem các hướng dẫn chi tiết để hiểu. Sau khi nhận thẻ, phải đến trạm ATM để kích hoạt thì mới có thể sử dụng được. Đó là điều chắc chắn. Trường hợp khách hàng nợ lên đến cả tỷ đồng, họ có thể không nắm được những hướng dẫn như vậy.
Khi sử dụng thẻ tín dụng, nhiều người dùng thường rơi vào tình trạng nợ nần do việc chi tiêu quá mức và không kiểm soát được nguồn thu nhập. Hạn mức cao của thẻ tín dụng dễ khiến người dùng “cà thẻ” quá tay, dẫn đến không đủ khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều người thường không chú ý đến thời hạn thanh toán và không tính trước các khoản phí, lãi suất phát sinh từ việc trễ thanh toán. Cuối cùng, việc trả góp quá nhiều mặt hàng cùng một lúc cũng dễ gây ra tình trạng nợ nần không kiểm soát.
Cân nhắc kỹ nhu cầu làm thẻ tín dụng: Trước khi mở thẻ, hãy đánh giá kỹ nhu cầu và khả năng chi trả của bạn. Chỉ nên sử dụng thẻ khi thực sự cần thiết và có nguồn thu nhập ổn định.
Không đứng tên mở thẻ tín dụng hộ: Tránh việc đứng tên mở thẻ tín dụng cho người khác để tránh gánh nợ không cần thiết.
Kiểm tra lịch sử giao dịch và khả năng chi trả thường xuyên: Theo dõi và đánh giá lịch sử chi tiêu cũng như khả năng chi trả của bạn để tránh nợ phát sinh không đáng có.
Chú ý các gói dịch vụ miễn phí: Kiểm tra và hủy các dịch vụ đăng ký thông qua thẻ tín dụng sau khi hết thời gian miễn phí để tránh chi phí không cần thiết.
Hạn chế sử dụng quá nhiều thẻ: Tránh sử dụng quá nhiều thẻ để dễ dàng quản lý và giảm thiểu rủi ro nợ nần không kiểm soát.
Không sử dụng thẻ tín dụng để trả nợ thẻ tín dụng khác: Tránh tình trạng vay mượn giữa các thẻ tín dụng để tránh phát sinh nợ phức tạp và chi phí cao.
Chuyên gia kinh tế khuyến cáo người tiêu dùng, dù chỉ nợ một món tiền nhỏ nhưng nếu không chú ý, vô tình không trả nợ sẽ rất phiền phức. Cụ thể như câu chuyện nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành hơn 8,8 tỷ, khi cần vay vốn ở ngân hàng thì không được vì vướng nợ xấu. Do đó, khi đã vay tiền ngân hàng thì khách hàng phải nhớ thời gian trả nợ và đã làm việc với ngân hàng luôn phải căn cứ vào quy định pháp lý.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |