Trong khi đó, giá dầu Brent chốt tuần giảm 1,6% xuống 91,35 USD/thùng. Giá mặt hàng này giảm tổng cộng hơn 10% trong ba tuần gần nhất.
Tác nhân chính ảnh hưởng tới giá dầu trong tuần qua chính là quan ngại một cuộc suy thoái toàn cầu. Nếu trở thành hiện thực, nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ sụt giảm nghiêm trọng và viễn cảnh giá dầu trở về ngưỡng 0 USD như đã từng xảy ra trong giai đoạn suy thoái 2020 vì đại dịch Covid-19 một lần nữa sẽ lặp lại.
Hai cơ quan tài chính uy tín bậc nhất thế giới là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần qua đều lên tiếng cảnh báo về tương lai ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. Họ cho rằng kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái ngay trong năm sau và nguyên nhân lớn nhất chính là cuộc chạy đua siết chính sách tiền tệ và tài khóa trên quy mô lớn của một loạt ngân hàng trung ương.
Nhận định trên càng được củng cố sau khi báo cáo lạm phát tháng 8 tại Mỹ được công bố. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần và cơ bản tại nền kinh tế số một thế giới đều cao hơn dự báo của giới chuyên gia, có sở để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết liệt hơn trong lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng mạnh lãi suất 0,75% trong tuần trước, bước tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nhằm sớm kéo giảm lạm phát.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu chững lại trong quý IV năm nay do một loạt các quốc gia chủ chốt đang tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là Trung Quốc, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Trong tuần này, sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới xu hướng giá dầu là cuộc họp của Fed trong ngày 20-21/9 tới. Giới chuyên gia và nhà đầu tư dự báo cơ quan này tăng lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp từ đầu năm nay. Một bước tăng mạnh lãi suất là thông tin tiêu cực đối với giá dầu vì nó khiến đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác. Đồng bạc xanh tăng giá kéo giảm nhu cầu dầu mỏ của các khách hàng nước ngoài.
Theo Sunil Kumar Dixit, Giám đốc chiến lược kỹ thuật tại SKCharting.com, giá dầu đang trong thế khó.
“Thiết lập hành động giá tương đối yếu”, ông nhận định. “Nếu như tiếp tục được giao dịch dưới ngưỡng 88,5 USD/thùng, xu hướng giảm điểm sẽ tiếp diễn vào kéo giá dầu WTI xuống ngưỡng 82,5 và 81,2 USD/thùng. Nếu tiếp tục thủng vùng giá trên, WTI có thể tụt xuống ngưỡng Fibonacci 78,6% 77 USD/thùng”, ông chia sẻ.
Ông nhấn mạnh rằng trong hai tuần trước đó, giá dầu WTI không thể vượt qua ngưỡng 88,43 USD/thùng một cách bền vững dù có thời điểm kiểm chứng các mốc giá 90,17 và 90,37 USD/thùng.
Nếu nhận thêm xu lực tăng giá trong tuần tới lên trên ngưỡng 88,5 USD/thùng, giá dầu WTI có thể hồi phục về ngưỡng trung bình 50 tuần 92,08 USD/thùng và kiểm chứng ngưỡng Fibonacci 50% 96,5 USD/thùng, thậm chí là ngưỡng SMA 200 ngày 97,1 USD/thùng. Tuy nhiên, khả năng này khó có khả năng xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh Fed sẽ tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp tuần tới.
Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex, New York, chốt tuần ở ngưỡng 1.684,5 USD/ounce, giảm 2,6% trong tuần vừa qua, tuần giảm thứ 4 trong 5 tuần gần đây nhất.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở ngưỡng 1.675,42 USD/ounce, giảm 2,4%. Cũng giống như giá vàng tương lai, giá vàng giao ngay giảm 4/5 tuần gần nhất.
Giá vàng liên tục đi xuống trong thời gian qua trước đà tăng giá của đồng bạc xanh, vốn liên tục đi lên kể từ khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu cứng rắn tại hội nghị kinh tế thường niên Jackson Hole. Và gần đây nhất, báo cáo lạm phát tháng 8 cao hơn dự báo một lần nữa củng cố nhận định Fed sẽ tăng mạnh lãi suất trong kỳ họp tuần tới và thậm chí là trong phần còn lại của cuối năm nay.
Dixit tới từ SKCharting nhận định việc giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng 1.681 USD/ounce trong tuần trước chính là dấu hiệu cảnh báo.
“Giá vàng đã giảm xuống dưới ngưỡng SMA 200 200 tuần 1.676 USD/ounce và có thể giảm tiếp về ngưỡng EMA 50 tháng 1.670 USD/ounce.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể gia tăng mua vào ở vùng giá 1.665-1670 USD/ounce, điều có thể khiến giá vàng hồi phục về ngưỡng 1,695-1.705 USD/ounce.
Bước tăng 0,75% là điều mà diễn biến thị trường đã phản ánh từ trước đó. Nhưng nếu Fed tăng lãi suất 1%, thị trường dầu mỏ có thể sẽ phản ứng tiêu cực và giá dầu có thể giảm về ngưỡng 1.618 USD/ounce ngay sau đó.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |