Giá dầu tuần trước giảm, kết thúc đợt tăng hai tuần liên tiếp của thị trường năng lượng, do nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với thông tin OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, nới lỏng thỏa thuận hạn chế sản lượng.
Cụ thể, chốt phiên 17/7, giá dầu Brent tương lai giảm 1% xuống 43,37 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,1% xuống 40,75 USD/thùng. Chốt tuần trước, giá dầu Brent giảm gần 0,3%, giá dầu WTI gần như đi ngang.
Nhà đầu tư đang đánh giá liệu “thông tin tiêu cực với thị trường năng lượng có xuất hiện trong những tuần tới hay không”, Ed Moya, nhà phân tích từ nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA, New York, nói. “Nhu cầu nhiên liệu không phục hồi quá mạnh”.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng đang khiến quá trình phục hồi nhu cầu nhiên liệu chững lại, gia tăng lo ngại phải mất nhiều năm mới phục hồi về mức trước đại dịch.
Mỹ, Australia, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Brazil tuần trước đều chứng kiến số ca nhiễm bệnh có ngày tăng kỷ lục.
OPEC+ ngày 16/7 thông báo nới lỏng 20% thỏa thuận giảm sản lượng áp dụng từ tháng 5. Điều này đồng nghĩa OPEC+ chỉ giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày kể từ tháng 8 thay vì mức 9,7 triệu thùng/ngày hiện tại.
“OPEC+ muốn giá dầu tăng nhanh nhất có thể nhưng tham vọng này gặp trở ngại trong ngắn hạn bởi lực cầu có dấu hiệu suy yếu”, theo John Kemp, nhà phân tích về dầu của Reuters. Các thương nhân và cơ sở lọc dầu ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu, vận tải năm nay. Những kỳ vọng trước đó về một đợt phục hồi kinh tế nhanh hình chữ V đang dẫn nhường chỗ cho lo ngại
Dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô nước này giảm 7,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/7, vượt dự báo giảm 2,1 triệu thùng từ giới phân tích.
Các công ty năng lượng Mỹ tuần trước tiếp tục giảm số giàn khoan dầu và khí, tuần giảm thứ 11 liên tiếp, theo số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Cụ thể, số giàn khoan dầu giảm 1 xuống còn 180, thấp nhất kể từ tháng 6/2009. Số giàn khoan khí đốt giảm 4 xuống còn 71, thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu năm 1987.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 21/7
Ngày 22/7
Ngày 24/7
Vàng có tuần tăng giá thứ 6 liên tiếp do nhu cầu tài sản an toàn được thúc đẩy trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng, kinh tế toàn cầu bất ổn và khả năng Joe Biden đánh bại Donald Trump, đắc cử tổng thống Mỹ. Chốt tuần trước, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, giá vàng tương lai tăng 0,6%.
Giá vàng đã tăng thêm gần 130 USD/ounce, tương đương 8%, kể từ tuần kết thúc ngày 31/5.
“Giá vàng tăng ổn định nhờ nhà đầu tư tăng kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế”, theo Ed Moya.
Các nghị sĩ Mỹ ngày 20/7 sẽ thảo luận về các chương trình hỗ trợ kinh tế ứng phó Covid-19. Tại Brussels, Bỉ, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu đang họp bàn về gói kích thích để tái khởi động nền kinh tế của khối.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,780 130 | 25,860 110 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |