Cập nhật vào lúc 14h30 ngày 24/2, giá vàng SJC đã chính thức thiết lập kỉ lục mới, vượt ngưỡng 48 triệu đồng/lượng tại phiên đầu tuần.
Trong đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng ở mức 47,2 triệu đồng/lượng theo chiều mua vào và ở mức 48,02 – 48 triệu đồng/lượng theo chiều bán ra, tăng thêm 950.000 đồng/lượng và 1,2 triệu đồng/lượng theo hai chiều mua – bán so với đầu phiên hôm nay.
Tuy nhiên nếu so với giá chốt phiên cuối tuần trước, tức chỉ cách đây một ngày giao dịch, giá vàng SJC đã tăng đến 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 1,95 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, vàng SJC niêm yết ở mức 47 triệu đồng/lượng theo chiều mua và ở mức 48 triệu đồng/lượng ở chiều bán, tăng lần lượt 800.000 đồng và 1,4 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng nhưng tăng đến 1,35 triệu đồng/lượng và 2,15 triệu đồng/lượng so với chốt phiên thứ Bảy (22/2).
Tương tự, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 47 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 48 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, tăng 900.000 đồng/lượng và 1,4 triệu đồng/lượng so với sáng nay nhưng tăng đến 1,2 triệu đồng và 2,12 triệu đồng so với cuối tuần vừa qua.
Và tại hệ thống PNJ niêm yết giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội và TP HCM ở quanh mức 46,4 – 47,7 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng và 1,1 triệu đồng/lượng nhưng so với chiều ngày 22/2, vàng SJC tăng đến 1,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 1,8 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Theo các chuyên gia nguyên nhân tăng chưa có dấu hiệu dừng của vàng hiện nay chủ yếu do những tác động kinh tế tiềm tàng của dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu đối với mặt hàng kim loại này, khiến vàng trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Chia sẻ với người viết ông Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết: “Tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều dấu hiệu tiêu cực khi Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia lớn nhưng đang đứng thứ hai, thứ ba về tình hình dịch Covid-19 khiến kinh tế các nước trở nên khó khăn.
Điều này tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa, chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp. Lúc này vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn bên cạnh các kênh khác như trái phiếu chính phủ của Mỹ”.
Thực tế, có thể thấy diễn biến tăng vọt của giá vàng bắt đầu xảy ra vào ngày 18/2 khi cảnh báo bất ngờ của nhà khổng lồ công nghệ Apple về tác động của sự bùng phát dịch Covid-19 gây ra lo ngại về sự suy yếu trong kinh tế toàn cầu, thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến các tài sản có rủi ro thấp hơn.
Do đó giá vàng thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch đó lên 1600,4 USD/ounce theo Kitco. Kéo theo đó, vàng trong nước đã tăng mạnh mẽ gần nửa triệu đồng, vượt qua mốc kỉ lục 45 triệu đồng/lượng.
Đà tăng của vàng thực sự đáng chú ý vào ngày 21 và 22/2 khi số ca nhiễm virus corona mới tại Hàn Quốc tăng vọt, dấy lên lo ngại về tác động kinh tế qui mô lớn hơn của dịch bệnh, giúp giá vàng thế giới lên cao nhất 7 năm và vàng SJC thiết lập kỉ lục 46 triệu đồng/lượng trước khi kết thúc tuần giao dịch thứ ba của tháng 2/2020.
Đáng chú ý, trong ngày 24/2, chỉ chưa đầy một ngày giao dịch, giá vàng trong nước đã vượt mốc 48 triệu đồng, tăng hơn 2 triệu đồng/lượng so với phiên giao dịch gần đây.
Theo ông Bùi Quang Tín: “Giá vàng đang hưởng lợi nhiều từ những thông tin tiêu cực hiện nay, đặc biệt tại những nước lớn thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu cũng đang bị tác động bởi dịch bệnh.
Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đang ở đỉnh cao nhất nhiều năm qua và có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng khi nhà đầu tư lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.
Ngưỡng 1.700 – 1.800 USD/ounce có thể sẽ vượt qua trong tháng 3 và trong năm 2020 ngưỡng 2.000 USD/ounce là hoàn toàn khả thi”, ông Tín dự báo
Chuyên gia nhận định ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế sẽ còn ảnh hưởng rất nặng nề trong thời gian tới, có thể kéo dài đến quí III, quí IV/2020 và khả năng đến cả năm 2021. Và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ cần phải một thời gian rất dài, không thể trong một vài tháng.
Tuy nhiên việc đầu tư vào vàng sẽ cực kì rủi ro, ông Tín dẫn chứng: “Giai đoạn 2008 – 2012, giá vàng đã lên đỉnh điểm 1.900 USD/ounce nhưng sau đó tụt xuống liên tục, rất nhanh khiến nhiều nhà đầu tư vàng trong nước thua lỗ, thậm chí là phá sản, đặc biệt là những người vay tiền của người thân, ngân hàng để đầu tư vào kim loại này”.
Giá vàng là hàm số đa biến, phụ thuộc vào rất nhiều biến số và rất dễ biến động do đó, nếu muốn đầu tư vàng ông Tín cho rằng cần phải thực sự là nhà đầu tư chuyên nghiệp, hiểu về thị trường vàng, biết cách phân tích thị trường vàng tài chính, pháp luật, chính sách của các nước… thì mới có thể hạn chế rủi ro bởi quá khứ giai đoạn 2006 – 2012 đã cho thấy với các nhà đầu tư chuyên nghiệp còn có thể bị thua lỗ bởi thị trường vàng biến động.
Do đó, theo chuyên gia Bùi Quang Tín: “Nếu mua vàng trong thời điểm này chỉ nên dừng lại ở góc độ mua để dự trữ hoặc để phân bổ tài sản đầu tư nhưng nếu vay vốn để đầu tư thì rủi ro sẽ rất lớn”.
Ngoài ra một số ý kiến khác dự báo rằng nếu các quốc gia nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, các quan hệ kinh tế, thương mại trên toàn cầu tiếp tục được nối lại, kinh tế phục hồi thì giá vàng có thể giảm mạnh. Vì thế, nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm chốt lời hợp lí, tránh rủi ro xảy ra khi giá vàng biến động.
Theo Kinh tế và Tiêu dùng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,450 0 | 25,550 0 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |