Saudi Aramco đang chuẩn bị cho đợt IPO sắp tới, cho thấy sự quyết tâm của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới và sự hậu thuẫn của hoàng gia Arab Saudi trong động thái này. Ngày 14/9, 2 cơ sở lọc dầu của Saudi Aramco bị phiến quân tấn công, làm dấy lên lo ngại về sản lượng từ Arab Saudi.
Theo Saudi Aramco, vụ tấn công làm mất đi sản lượng 5,7 triệu thùng/ngày và thiệt hại sẽ khôi phục vào cuối tháng 9.
Giới phân tích hoài nghi thông tin trên. Việc sửa chữa cơ sở Abqaiq cần nhiều tháng, không phải xong trong cuối tháng 9 như dự báo, công ty tư vấn FGE cho biết hôm 18/9.
Có thẻ phải đến cuối năm, công suất tại Abqaiq mới bình thường trở lại, công ty tư vấn Rystad Energy nhận định.
Mất nguồn cung từ các cơ sở lớn như Abqaiq thường khiến giá dầu tăng mạnh. Giá dầu Brent ngày 16/9 có lúc tăng đến 20% trước khi đảo chiều và chốt phiên với mức tăng hơn 14%. Giá dầu sau đó giảm vì thông tin thế giới vẫn đủ nguồn cung, Mỹ cùng nhiều nước khác sẵn sàng sử dụng dầu trong kho dự trữ nếu cần.
Chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI đều tăng.
Mỹ trực tiếp đổ lỗi cho Iran về các vụ tấn công, áp thêm lệnh trừng phạt với Tehran. Ngày 20/9, Mỹ thông báo triển khai thêm binh sĩ, củng cố hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, cho Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất để đề phòng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trông đợi một cuộc gặp với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề cuộc họp của Liên Hơp Quốc. Phía Iran bác bỏ khả năng cuộc gặp diễn ra, cảnh báo ông chủ Nhà Trắng sẽ trắng tay rời đi nhưng vẫn được tiếng là đã cố gắng.
“Giá dầu tăng 10 – 20 USD/thùng sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1 – 0,2%”, theo kinh tế gia trưởng Nariman Behravesh của IHS Markit.
Trong khi đó, tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/9 tăng 1,1 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), trái ngược với dự báo giảm 2,5 triệu thùng từ giới phân tích. Tồn kho dầu thô tại Cushing, bang Oklahoma, cửa ngõ giao dầu tương lai, tuần trước vẫn giảm, tuần giảm thứ 11 liên tiếp, dài nhất kể từ tháng 8/2018.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm 14 giàn khoan xuống còn 719, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Đây là tuần giảm thứ 5 liên tiếp, đưa số lượng giàn khoan xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 24/9
Ngày 25/9
Ngày 27/9
Các vụ tấn công ở Arab Saudi lại kích hoạt khả năng làm tài sản an toàn của vàng, khi căng thẳng địa chính trị có nguy cơ gia tăng còn kinh tế thế giới giảm tốc.
Giá vàng lại vượt mốc 1.500 USD/ounce trong bối cảnh Fed ngày 18/9 tiếp tục hạ lãi suất 0,25% còn cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp tục kéo dài.
Chốt tuần trước, giá vàng giao ngay tăng 1,9%, giá vàng tương lai tăng 1%.
Fed còn hai cuộc họp chính sách vào tháng 10 và 12. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất hay không.
“Có bất ổn về lãi suất trong dài hạn”, George Gero, giám đốc, nhà phân tích kim loại quý tại RBC Wealth Management, New York, nói.
“Số liệu việc làm tốt, chi tiêu dùng tại Mỹ giữ chỉ số USD (đo sức mạnh của USD so với các đồng tiền khác) ở ngưỡng 97 – 98, kiềm chế giá vàng”.
Theo NDH
Loading...
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |