Những tháng đầu năm, các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu và giá cả hàng hóa tăng cao, trong khi lạm phát vẫn được kiểm soát và đồng USD yếu. Dường như nhiều khả năng một đợt cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục diễn ra, cho phép đà phục hồi của lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục.
Từ Brazil và Nga tới Armenia và Zambia, các nước đang phát triển lớn và nhỏ, đang trên đà cắt giảm lãi suất. Với việc lãi suất đã được cắt giảm hàng trăm điểm kể từ tháng 1/2015, chi phí vay mượn trung bình tại các thị trường mới nổi đã giảm xuống dưới 6% vào đầu năm nay từ mức hơn 7% vào thời điểm trước đó.
Lợi nhuận của nhà quản lý quỹ cũng đã tăng vọt trong thời gian này, với nợ bằng đồng nội tệ đang nổi lên như một trong các loại tài sản hoạt động tốt nhất, với lợi nhuận tính bằng đồng USD tăng 14% trong năm ngoái. Ngay trong quý đầu tiên của năm 2018, lợi nhuận tiếp tục tăng 4,3%.
Tuy nhiên tình hình đang đảo chiều nhanh chóng khi đồng USD tăng giá mạnh trong thời gian gần đây. Argentina đã tăng lãi suất lên 40% để đáp ứng lại diễn biến của đồng peso, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị buộc phải tăng lãi suất khi đồng lira rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Indonesia, sau khi phải mạnh tay can thiệp để ngăn chặn sự chảy máu rupiah, cũng cho biết họ có thể thắt chặt lại chính sách.
Khi các đồng tiền mới nổi giảm giá hầu như ở khắp mọi nơi, lợi suất trái phiếu bằng đồng tiền của các thị trường mới nổi đang tăng lên gần 6,2% và lợi nhuận hiện đang âm cho năm 2018.
Trong nhiều thập kỷ qua, việc đồng USD tăng giá luôn là một tin xấu đối với các thị trường mới nổi. Với việc đồng USD mạnh lên, các đồng tiền mới nổi đã giảm 3% trong hai tuần qua, được đo bằng chỉ số JPMorgan.
Các số liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) trong tuần này cũng cho thấy kết quả là đã có một đợt bán tháo mạnh hơn nợ của các thị trường mới nổi so với giai đoạn tương tự của cơn thịnh nộ thu hẹp năm 2013. Với việc 5,5 tỷ USD rút khỏi trái phiếu của các thị trường mới nổi trong hai tuần qua, IIF mô tả nó là “bóng ma của cơn giận dữ quá khứ”.
Những thay đổi trong những tuần gần đây đã khiến một số nhà phân tích đánh giá lại khả năng việc cắt giảm lãi suất có thể tiếp tục hay không. Ví dụ, ở Nga, các nhà phân tích đã giảm kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất sau khi NHTW Nga giữ nguyên lãi suất vào cuối tháng 4. Các nhà phân tích của Sberbank CIB cho biết hiện họ không kỳ vọng động thái cắt giảm lãi suất của NHTW Nga sẽ đến trước tháng 9.
Trong khi đó Ấn Độ, cũng giống như tất cả các nền kinh tế mới nổi phải nhập khẩu năng lượng khác, sức ép tăng lãi suất còn lớn hơn nhiều khi lạm phát đang chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tăng giá dầu thô – mỗi khi giá dầu tăng 10 USD sẽ khiến lạm phát tại các quốc gia này tăng 0,8%, theo tính toán của các nhà phân tích tại TS Lombard.
Trong tuần qua, kỳ vọng tăng lãi suất ở Ấn Độ trong 12 tháng tới đã tăng vọt. Hiện thị trường đang đặt cược là lãi suất sẽ được tăng 2 lần trong năm nay so với chỉ 1 lần tăng như thời điểm một tuần trước đây. Năm ngoái NHTW Ấn Độ đã cắt giảm lãi suất.
Các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi có thể tự hỏi mình đã thay đổi, Sebastien Barbe – Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược thị trường mới nổi toàn cầu tại Credit Agricole cho biết. “Bây giờ câu hỏi cho nhiều NHTW là: họ có nên tăng lãi suất nhanh hơn không?”, ông nói.
Đó không chỉ là câu hỏi đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương, mà ngay cả tại các vùng tương đối yên tĩnh của Đông Âu, NHTW Séc cũng đã cảnh báo rằng họ có thể phải tăng lãi suất một lần nữa sau một sự sụt giảm đột ngột của đồng nội tệ.
Đó có thể là một cú sốc lớn đối với các nhà quản lý quỹ vốn đã mạnh tay đầu tư vào tài sản thị trường mới nổi với dự đoán lợi nhuận sẽ tiếp tục; và đặc biệt gây tổn thất nặng nề cho những nhà đầu tư mới vào những tài sản này.
Các quốc gia như Indonesia, nơi mà người nước ngoài sở hữu một phần lớn thị trường trái phiếu địa phương có thể sẽ bị tổn thương mạnh nhất khi các nhà đầu tư bán tháo. “Nếu có những lo lắng, dòng tiền này sẽ thoát ra”, Barbe của Credit Agricole nói.
Theo Thời báo Ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,330 -120 | 26,430 -120 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 115,500-200 | 118,500-200 |
Vàng nhẫn | 115,500-200 | 118,530-200 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |