2016 sẽ là năm của đầu tư hàng hoá? Với 54 tỷ USD chảy vào thị trường trong giai đoạn từ tháng đến tháng 8, Barclays nhận định đây năm có dòng tiền đạt mức cao nhất mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị tài sản hàng hoá được quản lý trên toàn cầu tính đến hết tháng 8 đạt mức 235 tỷ USD.
Trong báo cáo mới nhất về nguồn vốn đầu tư trên thị trường hàng hoá, ngân hàng Barclays cho biết tiền đầu tư được hỗ trợ nhờ ba yếu tố: sự sợ hãi về tăng trưởng kinh tế toàn cầu hướng dòng tiền đổ sang vàng, mong muốn của nhà đầu tư để thu lời từ những biến động ở từng mặt hàng và cuối cùng đa dạng hoá kênh đầu tư như một công cụ đương đầu với lạm phát.
Đặc biệt là vàng đã giúp các nhà đầu tư thu lợi nhiều nhất khi tính đến thời điểm hiện tại đây vẫn là loại hàng hoá được đầu tư phổ biến nhất trong năm 2016 với 27 tỷ USD được đổ vào các quỹ ETP, chiếm một nửa số vốn trên thị trường hàng hoá. Đây cũng là năm đầu tiên tiên dòng tiền quay lại với các quỹ kinh doanh vàng ETP sau 3 năm liên tục chảy ra ngoài. Con số này cũng vượt qua kỷ lục 19 tỷ USD vào năm 2009.
Mặc dù Barclays cũng dự báo tiền sẽ còn tiếp tục được đổ vào thị trường hàng hoá trong thời gian tới do kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng ổn định cũng như những bất ổn chính trị sẽ không sớm qua đi. Tuy nhiên, những diễn biến lại đang cho thấy tình trạng ngược lại.
Cục diện sẽ xoay chiều vào cuối năm?
Chỉ số giá hàng hoá của Bloomberg dùng để theo dõi 22 loại hàng hoá đã giảm vào quý 3 sau khi tăng vào hai quý trước đó. Kể từ khi ra mắt vào năm 1991, hiện tượng này chỉ xảy ra vào 4 năm khác và thường kết quả của quý cuối cùng thường giáng một đòn mạnh vào nỗ lực tăng trưởng trong cả năm.
Với tình trạng thừa cung đang tồn tại trên nhiều thị trường từ ngô đến dầu, giới đầu cơ ngày càng đặt cược vào khả năng đi xuống.
Trong tháng qua, nhà đầu tư đã rút 991 triệu USD khỏi thị trường năng lượng ETF và 39 triệu USD khỏi các mặt hàng kim loại. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng ngũ cốc của nước này sẽ đạt kỷ lục trong khi sản lượng đồng của Chile sẽ tiếp tục dư thừa trong từ hai đến ba năm.
Thị trường kim loại quý dù ghi nhận 530 triệu USD chảy vào thị trường nhưng tốc độ đã chậm lại so với đầu năm. Có thể nhận thấy nhà đầu tư đang dần rút khỏi thị trường nguyên liệu sau khi có 6 tháng đầu năm tăng trưởng tốt nhất trong 8 năm, vượt qua kênh đầu từ trái phiếu, USD, chứng khoán và những trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao.
Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu và giá năng lượng tăng khoảng 25% trước dự báo FED sẽ không vội vã tăng lãi suất, khiến đồng USD mất giá khiến giá hàng hoá bằng USD trở nên rẻ hơn so với những loại tiền khác. Tuy nhiên, giá năng lượng có thể sẽ giảm tháng thứ 4 liên tiếp do nguồn cung trên thị trường dâu thô ngày một lớn. Mức tăng trường của kim loại quý không giúp chỉ số giá hàng hoá của Bloomberg đi xa hơn do sự kìm chân của kim loại cơ bản trong khi lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF cũng hiện giảm 6,8 triệu tấn xuống còn hơn 2 nghìn tấn.
Với những diễn biến như hiện tại, rất khó để dự đoán tình hình từ giờ đến cuối năm trên thị trường hàng hoá. Ngay cả Barclays cũng tỏ ra thận trong khi cho rằng có thể sẽ có một sự “sụp đổ” vào cuối năm khiến mọi nỗ lực từ đầu năm trở thành vô nghĩa. Theo giới phân tích, cung đang vượt quá cầu và thị trường cần có thời gian để tái cần bằng.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,650 -100 | 25,750 -100 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |