Sáng ngày 1/7 (theo giờ Việt Nam) giá vàng chính thức cán ngưỡng đỉnh 8 năm là 1.800 USD/ounce. Một số chuyên gia thậm chí dự báo giá vàng có thể thiết lập kỉ lục trong vòng 12 tháng tới, theo trang Forbes.
Nguyên nhân rõ thấy nhất của đợt tăng giá vàng vừa qua không chỉ số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng vọt mà còn đồng USD suy yếu. Chỉ số đồng bạc xanh liên tục giảm trong vòng gần 3 tuần trở lại đây trong bối cảnh các đồng tiền khác như yen và euro mạnh trở lại.
Nhìn về dài hạn, giá vàng được dự đoán sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống -0,66% vào hôm 30/6, mức thấp chưa từng có kể từ tháng 5/2013.
Cùng lúc đó, mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020. Theo đó, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm gần 5% trong năm nay, thấp hơn 1,9 điểm phần trăm mà IMF đưa ra hồi tháng 4.
“Những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm lớn hơn nhiều so với dự tính trước đó. Đồng thời, quá trình phù hợp cũng sẽ diễn ra chậm hơn so với dự báo”, giới phân tích của IMF dự báo.
Điều này có thể khiến ngân hàng trung ương ở các nước trên thế giới tiếp tục tung ra nhiều chính sách kích thích tài khóa vốn đã lớn chưa từng có.
Điều này rõ ràng sẽ không phải là giải pháp bền vững và một số chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng có thể đạt mức cao kỉ lục trong vòng 12 tháng tới.
Cả ngân hàng Morgan Stanley và Citigroup đều dự báo giá vàng sẽ đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce vào giữa năm 2021.
Hãng nghiên cứu Edison thậm chí cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.000 USD/ounce.
Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, đang chuẩn bị bước vào mùa cưới và lễ Diwali (14/11). Do đó, nhu cầu vàng cũng được kì vọng sẽ càng lớn, kéo giá kim loại quí này tiếp tục duy trì đà tăng.
Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 ở nước này vẫn đang căng thẳng khi số ca nhiễm đã tăng gần 20.000 người vào đầu tuần.
Đây đồng thời là quốc gia có ca nhiễm lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Brazil và Nga. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt đám cưới phải hủy. Một số chuyên gia cho rằng nhu cầu vàng của Ấn Độ có thể giảm tới 50% so với năm 2019 xuống 350 – 400 tấn.
Tuy nhiên, một số ý kiến tỏ ra lạc quan rằng, nhờ yếu tố văn hóa của Ấn Độ, vàng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Người Ấn Độ vẫn dùng vàng làm tài sản tiết kiệm.
Có tới 75% người dân nước này đầu tư vào vàng làm tài sản tiết kiệm, theo khảo sát của công ty Incrementum. Lượng vàng đang được các hộ gia đình nắm giữ lên tới 24.000 tấn.
Theo Kinh tế và tiêu dùng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,700 -50 | 25,800 -50 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |