Triển vọng giá dầu, vàng tuần 1 – 5/6 08:43 01/06/2020

Triển vọng giá dầu, vàng tuần 1 – 5/6

Dưới đây là đánh giá về thị trường dầu thô, vàng tuần trước và nhận định cho tuần này.

Thị trường năng lượng gặp chút trở ngại trong tuần trước nhưng vẫn diễn biến tích cực. Chốt phiên 29/5, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 4 cent lên 35,33 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giao tháng 8 gần 5%, lên 37,84 USD/thùng, chốt tháng 5 tăng 40%. Giá dầu WTI tăng 5,3%, lên 35,49 USD/thùng, chốt tháng 5 tăng 88%.

Đây là tháng tăng mạnh nhất lịch sử của WTI và mạnh nhất kể từ tháng 3/1999 với Brent. Giá cả hai loại dầu vẫn thấp hơn 40% so với đầu năm do lực cầu năng lượng, có lúc giảm 30% vì đại dịch Covid-19, vẫn chưa phục hồi.

“Phượng hoàng dầu” đã hồi sinh từ tro tàn giá âm, Investing bình luận. Tuy nhiên, để về mốc 40 USD/thùng, thị trường còn phụ thuộc xem việc Mỹ tái mở cửa kinh tế diễn ra thế nào.

Nhiều thách thức đang chờ đợi thị trường năng lượng. Số liệu cho thấy các nhà sản xuất dầu Mỹ, bị hấp dẫn bởi giá dầu tăng, có xu hướng chững lại trong giảm sản lượng. Đây sẽ là rắc rối trong bối cảnh lực cầu không tăng nhanh như kỳ vọng.

Số giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này giảm 17 xuống còn 301, thấp nhất kể từ khi công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes bắt đầu thu thập số liệu. Riêng số giàn khoan dầu giảm 15 xuống còn 222, thấp hơn đáng kể so với con số 800 cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể hơn, số giàn khoan dầu Mỹ giảm 68% kể từ tuần kết thúc ngày 13/3, đẩy sản lượng từ đỉnh 13,1 triệu thùng/ngày xuống 11,4 triệu thùng/ngày.

Tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 22/5 tăng 7,9 triệu thùng, vượt dự báo từ giới phân tích và là tuần tăng nhiều nhất kể từ cuối tháng 4, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Tuy nhiên, các cơ sở lọc dầu cũng tăng công suất và tồn kho xăng bất ngờ giảm. Tồn kho dầu tại Cushing, bang Oklahoma, cửa ngõ giao dầu WTI tại Mỹ giảm 3,4 triệu thùng.

Điều đáng lo ngại là tồn kho sản phẩm tinh chế tăng 5,5 triệu thùng lên gần 42 triệu thùng trong 8 tuần qua. Sản phẩm tinh chế bao gồm diesel, nhiên liệu máy bay… là nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất tại Mỹ kể từ khi Covid-19 bùng phát. Ngay cả khi tái mở cửa kinh tế, nhu cầu đi máy bay, vận tải công cộng cũng không còn như trước dịch.

OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, đang thực hiện thỏa thuận giảm 9,7 triệu thùng/ngày, dự kiến đến hết tháng 6. Kết quả khảo sát ngày 29/5 cho thấy OPEC+

Gần đây, tôi cũng như nhiều khách hàng khó có thể phấn khích về giá dầu”, nhà môi giới Scott Shelton của công ty môi giới dầu thô tương lai ICAP nói. “Đó là một đợt tăng tốt với nhiều người nhưng họ giờ đều đã rời khỏi thị trường và đang chờ cơ hội để mua vào. Với những diễn biến như hiện nay, giá dầu có thể đi ngang trong ngắn hạn”.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.

Ngày 2/6

  • Viện dầu mỏ Mỹ ước tính số liệu tồn kho hàng tuần.

Ngày 3/6

  • EIA cập nhật số liệu tồn kho dầu thô hàng tuần.

Ngày 5/6

  • Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan dầu Mỹ hoạt động.

Kim loại quý

Giá vàng kết thúc tuần trước ở trên mốc 1.700 USD/ounce, lần đầu tiên trong gần 8 năm và có tháng tăng thứ 3 liên tiếp nhờ căng thẳng Mỹ – Trung giúp thúc đẩy nhu cầu tài sản an toàn.

Bình luận tích cực của chủ tịch Fed Jerome Powell về sự phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 cũng không được đón nhận trừ khi mọi người cảm thấy tự tin để trở lại cuộc sống thường ngày như trước.

Vàng có mọi yếu tố thuận lợi, ngoài trừ lực cầu mạnh”, Ed Moya, nhà phân tích tại nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA, nói. “Vàng sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn bởi các ngân hàng trung ương tăng mua vào, căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng”.

Theo NDH

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,650 -50 25,750 -50

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140