Khi nào vàng ‘tỏa sáng’ trở lại? 15:51 15/05/2020

Khi nào vàng ‘tỏa sáng’ trở lại?

Giá vàng thế giới tăng 13% kể từ đầu năm nay, chạm mức cao nhất kể từ năm 2012.

Nhiều người dự đoán xu hướng này sẽ được củng cố khi các nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm những “nơi trú ẩn an toàn” để giữ tiền giữa lúc dịch COVID-19 chưa được kiểm soát. Tuy nhiên, việc các cá nhân và thậm chí các quốc gia đều suy giảm nguồn thu, các nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc mua ít vàng hơn và các ngân hàng trung ương cũng đang cắt giảm lượng vàng mua vào, đà tăng của kim loại quý này khó có thể duy trì. Bởi vậy câu thành ngữ “Vàng yêu khủng hoảng” dường như không còn đúng trong bối cảnh hiện tại.

Vàng được bày bán tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Lịch sử có lặp lại?

Giá vàng đang dao động trong khoảng 1.700 USD/ounce. Do xu hướng các nhà đầu tư thường lựa chọn các kênh đầu tư an toàn nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế và nguy cơ các tài sản rủi ro cũng như tiền tệ mất giá, một số người đã dự đoán về một đợt tăng giá ấn tượng của vàng, gợi nhớ đến mức cao kỷ lục 2.000 USD/ounce năm 2011. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch thậm chí còn dự báo giá vàng có thể chạm mốc 3.000 USD/ounce vào cuối năm 2021.

Nhưng nếu coi lịch sử là một yếu tố để dự báo thị trường thì phải mất một thời gian nhất định để nhu cầu cao đẩy giá vàng đi lên thực sự. Với quy mô của cuộc suy thoái do dịch COVID-19 mà các nhà kinh tế đã dự báo, người tiêu dùng có thể sẽ mua ít vàng hơn trong thời gian tới.

Theo Andrew Sheets, chiến lược gia của Morgan Stanley, nhiều người hay suy đoán theo lối cũ về xu hướng chuyển dịch của giá vàng, rằng lạm phát hoặc các điều kiện kinh tế bất lợi sẽ thúc đẩy vàng tăng giá. Song vàng không đơn giản như vậy, ông Sheets lưu ý, nhìn vào giai đoạn năm 2003-2012, giá vàng về cơ bản đã tăng trong mọi kịch bản xảy ra: tăng trưởng hay suy thoái, khủng hoảng hay không khủng hoảng. Sau đó, trong một vài năm, giá vàng liên tục đi xuống.

Trong nửa thế kỷ qua, vàng đã có hai đợt tăng giá ngoạn mục. Lần tăng giá đáng nhớ đầu tiên được kích hoạt khi các Chính phủ từ bỏ quyền kiểm soát giá vàng và nới lỏng các lệnh cấm đối với quyền sở hữu tư nhân vào khoảng năm 1970. Theo nhà nghiên cứu về giá vàng Fergal O’Connor, giảng viên tại Đại học Cork, Ireland, điều này đã “giải phóng” một lượng lớn nhu cầu bị dồn nén. Cùng với sự biến động về chính trị và kinh tế và một cơn sốt đầu cơ, giá vàng đã được đẩy từ 35 USD/ounce lên khoảng 800 USD/ounce vào năm 1980.

Đà tăng của vàng lên đến đỉnh điểm và suy yếu trong hai thập kỷ ngay sau đó, khi các ngân hàng trung ương bán được hàng ngàn tấn vàng. Đến năm 1999, một ounce vàng chỉ có giá 250 USD.

Rồi xu hướng đó lại xoay chiều khi cấu trúc của thị trường thay đổi. Các ngân hàng trung ương của châu Âu nhất trí phối hợp để ổn định giá cả. Trung Quốc cho phép nhiều người sở hữu vàng hơn và lượng mua vào tăng vọt. Các ETF- quỹ hoán đổi danh mục hàng hóa có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào vàng cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tích trữ vàng miếng.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), từ năm 2003 đến năm 2011, nhu cầu vàng hàng năm đã tăng từ khoảng 2.600 tấn lên hơn 4.700 tấn. Đà đi lên của giá kim loại quý này kết thúc khi mức giá quá cao làm nhu cầu giảm. Tốc độ tăng của giá vàng sau đó chững lại cho đến năm 2019 khi các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, kéo lợi suất trái phiếu xuống và làm cho những tài sản không sinh lời như vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Triển vọng khó đoán định

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra giữa lúc vàng bước vào đợt tăng giá mạnh cuối cùng. Cuộc khủng hoảng này chỉ tạo thêm lực đẩy cho giá vàng, thay vì đóng vai trò kích hoạt đà tăng.

Vào đầu cuộc khủng hoảng đó, giá vàng giảm mạnh khi các tài sản đồng loạt lao dốc, buộc các nhà đầu tư phải huy động thêm tiền bằng cách bán những gì có thể.

Điều tương tự cũng xảy ra khi sự bùng phát dịch COVID-19 đầu năm nay gây ra sự hoảng loạn trên thị trường.

Trong năm 2008 và 2020, điểm tương đồng là các nhà đầu tư đã quay trở lại với vàng như là phản ứng với các gói kích thích kinh tế khổng lồ mà nhiều ngân hàng trung ương đưa ra, điều làm giảm lợi suất trái phiếu và tăng nguy cơ lạm phát, qua đó khiến các tài sản khác và tiền tệ mất giá.

Các chuyên gia phân tích tại Bank of America cho biết, khủng hoảng tài chính đã trở lại theo một cách “bất thường”, đồng thời dự đoán lãi suất ở hầu hết các nước lớn sẽ “ở mức 0% hoặc dưới 0% trong một khoảng thời gian rất dài”.

Theo Báo Tin tức

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,620 -20 25,720 -20

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140