Thị trường năng lượng tuần trước nhận được cú hích từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 thông báo Nga và Arab Saudi cùng các nước dầu mỏ khác có thể hạ sản lượng 10 – 15 triệu thùng/ngày. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 3/4 tăng 13,9%, chốt tuần tăng 36,8%. Giá dầu WTI tương lai tăng 11,93%, chốt tuần tăng 31,8%.
Nga và Arab Saudi ban đầu đều bác thông tin của ông Trump. Tuy nhiên, Riyadh vẫn triệu tập một cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh, tức OPEC+, vào ngày 6/4 để bàn về khả năng giảm sản lượng. Theo các nguồn tin, cuộc gặp bị lùi về ngày 9/4 do Nga và Arab Saudi đổ lỗi lẫn nhau vì khiến giá dầu lao dốc.
Căng thẳng giữa hai cường quốc dầu mỏ bắt đầu từ đầu tháng 3, khi OPEC+ không thể nhất trí cắt giảm hơn nữa sản lượng để hỗ trợ thị trường năng lượng. Hai bên đều tuyên bố sẽ tăng sản lượng từ 1/4, khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày hết hiệu lực, dấy lên một cuộc chiến về giá.
Do không thuộc OPEC+, Mỹ khả năng cao sẽ không giảm sản lượng. Luật pháp Mỹ cũng cấm công ty dầu mỏ của nước này hợp tác giảm sản lượng. Thay vào đó, ngày 4/4, ông Trump nói đang cân nhắc áp thuế nhập khẩu dầu để ứng phó.
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Chủng virus corona mới này hiện đã lây nhiễm cho hơn 1,2 triệu người, làm hơn 67 người chết. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, khiến nhu cầu năng lượng giảm mạnh.
Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 27/3 tăng 13,8 triệu thùng, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Đây là mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2016. Giới phân tích dự báo những số liệu tương tự còn xuất hiện trong những tuần tới, trong bối cảnh các cơ sở lọc dầu đang cố hạn chế sản lượng và nhu cầu xăng giảm.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần giảm 62 giàn khoan dầu hoạt động xuống còn 562, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 7/4
Ngày 8/4
Ngày 9/4
Ngày 10/4
Các nhà phân tích nhận định giá vàng trong tuần có thể tăng do tác động của đại dịch Covid-19 bắt đầu được thể hiện qua số liệu vĩ mô quý I của Mỹ và châu Âu. 3 yếu tố chính quyết định giá kim loại quý này sẽ là USD, nhu cầu tài sản an toàn và biến động thị trường.
Mỹ trong tuần kết thúc ngày 28/4 ghi nhận hơn 6,6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, cao kỷ lục. Giới chuyên gia kinh tế nói đây mới chỉ là khởi đầu và dự báo tình hình còn xấu thêm trước khi cải thiện. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 20% nếu đại dịch không được kiểm soát.
Chốt phiên 3/4, giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 11,6 USD lên 1.621,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,5% lên 1.645,7 USD/ounce.
Bart Melek, chiến lược gia tại TD Securities, dự báo giá vàng tuần này trong khoảng 1.554 – 1.640 USD/ounce. Trong khi đó, Jonathan Butler, nhà phân tích tại Mitsubishi, đưa ra mức biến động cao hơn từ 1.500 USD/ounce đến 1.800 USD/ounce.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |