Theo báo cáo trên, kinh tế thế giới đang phát triển với nhịp độ yếu nhất kể từ thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, trong khi các xung đột thương mại gia tăng làm giảm lòng tin của giới đầu tư và kinh doanh.
IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đang đồng thời trải qua giai đoạn vừa giảm tốc vừa phục hồi không chắc chắn. Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath khẳng định triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh.
Cũng trong báo cáo trên, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2019 xuống còn 2,4%. Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng nền kinh tế số một thế giới vẫn là điểm sáng trên vũ đài kinh tế toàn cầu.
Mặc dù những căng thẳng thương mại tác đang động đến tăng trưởng, song IMF dự báo mức tăng 2,4% đối với kinh tế Mỹ trong năm 2019 và 2,1% trong năm 2020, vẫn là cao hơn xu thế chung. Nhà kinh tế Gita Gopinath cho rằng: “Đối với Mỹ, những bất ổn liên quan đến thương mại đã tác động tiêu cực đến đầu tư, nhưng tình hình việc làm và tiêu dùng tiếp tục gia mạnh”.
Không nằm ngoài xu thế chung, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, cho rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ và nhu cầu trong nước yếu là những tác nhân gây tổn thất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thay vì mức 6,2% đưa ra trước đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019 xuống còn 6,1%.
Cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung và kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng là những yếu tố khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á, như Nhật Bản, Ấn Độ.
Ngoài ra, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong bối cảnh kinh tế Đức chậm lại. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 được dự báo ở mức 1,2%, thấp hơn 0,1% so với dự báo trước đó và năm 2020 là 1,4%, giảm 0,2%. Đức – nền kinh tế đầu tàu – cũng bị điều chỉnh giảm xuống còn 0,5% trong năm 2019 và 1,2% trong năm 2020. Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) được xem là yếu tố gây ra sự sụt giảm của khu vực.
Riêng Anh, mặc dù không nằm trong Eurozone, những biến động liên quan đến Brexit cũng khiến triển vọng kinh tế bị tác động. IMF dự báo “xứ sở sương mù” chỉ đạt mức tăng trưởng 1,2% trong năm nay và 1,4% trong năm 2020.
IMF dự đoán đến năm 2020, những biểu thuế đã công bố sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 0,8%, tương đương với việc mất đi 700 tỷ USD (bằng GDP của nền kinh tế Thụy Sỹ). Tăng trưởng toàn cầu yếu hơn do tình trạng suy giảm trong lĩnh vực sản xuất, thương mại toàn cầu, với mức thuế cao cùng sự bất ổn của chính sách thương mại ảnh hưởng xấu tới đầu tư./.
Tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,550 -70 | 25,650 -70 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |