Mới đây, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Tân Sơn Nhất phát hiện một kiện hàng hóa có dấu hiệu khả nghi chuẩn bị đưa lên chuyến bay VN122, từ Sài Gòn đi Đà Nẵng. Qua kiểm tra an ninh, cơ quan này đã phát hiện 11 thỏi kim loại màu vàng có ký hiệu Metalor, 1 kilo gold 999 trên từng thỏi. Chủ nhân số vàng này là bà NTCH (ngụ TP.HCM) lại không trưng ra được hóa đơn, chứng từ nên công an đang tạm giữ số vàng trên để điều tra làm rõ.
Có khai vận chuyển theo vàng
Ngày 25-7, tiếp xúc với Pháp Luật TP.HCM, bà H. cho biết 11 kg vàng trên tương đương hơn 300 cây vàng (mỗi thỏi vàng nặng 26 cây sáu chỉ). Do có nhu cầu mua nhà nên bà H. đã mang vàng ra Đà Nẵng để thực hiện giao dịch. Khi làm thủ tục lên máy bay, bà khai rằng có vận chuyển theo vàng, trang sức trong chuyến bay này. Tuy nhiên, khi số vàng vừa đến hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã bị phát hiện.
“Số vàng này đã được tôi tích lũy từ 20 năm trước. Do vàng được mua quá lâu, có một số do người thân trả nợ nên đến nay không còn chứng từ, hóa đơn nào. Bản thân tôi khi mang vàng từ TP.HCM đi Đà Nẵng cũng chỉ nghĩ nó như bao tài sản khác nên mới xảy ra cơ sự như ngày hôm nay. Trong chuyến bay, tôi đã báo rằng trong kiện hàng có vàng, trang sức nhưng cuối cùng vẫn bị tạm thu giữ. Với thói quen tích lũy vàng, trao đổi bằng vàng của người Việt Nam ta, tôi nghĩ rằng sẽ còn có nhiều người bị mắc phải như tôi. Tôi tin rằng cơ quan công an sẽ sớm điều tra, xác minh nguồn gốc vàng này và sớm trao trả cho tôi” – bà H. nhấn mạnh.
Theo chuyên gia tài chính Dương Anh Vũ, nếu nguồn gốc của 11 kg vàng mà người phụ nữ trên là nhập lậu thì khi vận chuyển trót lọt sẽ được hưởng lợi gần 800 triệu đồng. Bởi 1 kg vàng tương đương 26,6 lượng và mức chênh lệnh giữa vàng trong nước và thế giới hiện ở mức 2,7 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu số vàng trên không phải do nhập lậu mà do bà H. tích lũy lâu năm và không còn giữ hóa đơn, chứng từ thì sao?
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico, Điều 19 Nghị định 24/2012 quy định cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Người dân được phép mua bán, cầm cố vàng, kinh doanh vàng, được góp vốn cổ phần hoặc vốn điều lệ bằng vàng, được vay vốn bằng vàng lẫn nhau.
“Ngân hàng Nhà nước quản lý khi vàng là ngoại hối (liên quan đến xuất nhập khẩu) hoặc khi là vàng miếng thì phải sản xuất, kinh doanh ở những đơn vị được cấp phép. Còn nếu không liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì vàng giống như hàng hóa mà thôi, luật chỉ cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán” – luật sư Đức nói.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng VN (VGB), cho biết hiện không có quy định nào của pháp luật cấm người dân mua bán vàng cả. Về nguyên tắc, khi người dân có nhu cầu mua bán vàng phải đến những cửa hàng được cấp giấy phép kinh doanh vàng hoặc các ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh vàng.
Thực tế, SJC đã từng có khách hàng gọi vào tận nhà để bán 300-500 lượng vàng. Mặc dù bán với số lượng khủng như vậy nhưng khách hàng không hề xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc. Nếu tài sản của cha mẹ để lại là nhà đất thì còn có sổ hồng, sổ đỏ để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp. Nhưng có những gia đình sau khi bố mẹ qua đời để lại cho con cái vài trăm lượng vàng, bây giờ lấy cái gì để chứng minh nguồn gốc của số vàng đó là hợp pháp. Những câu chuyện như vậy có rất nhiều trong đời sống người dân.
Nếu cơ quan chức năng, thông qua các tin nhắn điện thoại của chủ nhân 11 kg vàng chứng minh được là người này có hành vi mua bán, chốt giá vàng với người khác thì lúc đó có thể khẳng định đây là nguồn vàng giao dịch bất hợp pháp. Nhưng nếu không phát hiện được bất cứ chứng cứ nào chứng minh chủ nhân 11 kg vàng đã thực hiện giao dịch mua bán vàng qua điện thoại mà chỉ là vận chuyển lưu thông hàng hóa thì các cơ quan chức năng không có quyền tịch thu tài sản của người ta cho dù đó là vàng thỏi và không chứng minh được nguồn gốc.
Nếu không thể chứng minh được tôi giao dịch vàng bất hợp pháp thì cho dù tôi có treo lủng lẳng vài chục kg vàng trên xe thì đố ai có quyền thu giữ được tài sản của tôi. Bởi từ 20 năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho những đơn vị đủ điều kiện kinh doanh vàng được phép nhập vàng nguyên liệu, vàng thỏi một cách hợp pháp.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty
Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng VN (VGB)
Chỉ khi nào cơ quan chức năng bắt quả tang người dân đang thực hiện giao dịch thanh toán bằng vàng thì chắc chắn họ sẽ gặp rắc rối bởi Nghị định 24/2012 cấm thanh toán bằng vàng. Thế nhưng khách hàng mới chỉ hình thành việc trả bằng vàng này ở dạng ý định thì cũng không có gì là sai trái. Bởi họ có ý định trả bằng vàng nhưng được thực hiện giao dịch tại ngân hàng, tức là khi đến nơi tôi sẽ yêu cầu chủ nhà ra ngân hàng. Tại đó, tôi bán vàng cho ngân hàng rồi trả tiền cho chủ nhà thì cũng không sai.
Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC
Theo Pháp Luật
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |