Bong bóng Bitcoin – mối đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2018? 15:19 05/01/2018

Bong bóng Bitcoin – mối đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2018?

Một trong những mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu là nguy cơ vỡ “bong bóng” Bitcoin và chiến tranh thương mại…

Lo bong bóng Bitcoin vỡ

Reuters trích dẫn đánh giá của WB cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 4,4% năm 2000 xuống 1,9% năm 2001, khi bong bóng dotcom nổ. Khủng hoảng tài chính cũng khiến tăng trưởng giảm từ 4,3% năm 2007 xuống -1,7% năm 2009.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng bong bóng Bitcoin sẽ vỡ trong tương lai gần (Ảnh minh họa: KT)

Theo nhận định của hãng thông tấn này, việc bất chợt mất các công cụ tài chính sẽ khiến các công ty và người tiêu dùng ngừng chi tiêu, khiến tăng trưởng giảm sút, lao động bị sa thải và châm ngòi cho hàng loạt vụ vỡ nợ. Năm 2017 đã chứng kiến nhất nhiều bong bóng, trong đó rõ ràng nhất là bong bóng Bitcoin.

Đồng tiền kỹ thuật số này có lúc tăng tới gần 20 lần trong năm qua, khiến nhiều nhà kinh tế cảnh báo đây là “bong bóng của các bong bóng”. Nếu Bitcoin vỡ, ảnh hưởng của nó có thể còn lan đến các thị trường tài chính truyền thống, trong đó có chứng khoán.

Sự bùng nổ trong các giao dịch và tăng giá chóng mặt đã giúp Bitcoin thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính cũng như giới truyền thông.

Mới đây, hai sàn giao dịch hàng đầu thế giới là CME và CBOE đều đã cho phép giao dịch hợp đồng Bitcoin tại đây, mở lối cho đồng tiền mã hóa này tiến dần vào Phố Wall (Wall Street).

Tuy nhiên, những ngày cuối cùng của năm 2017 lại cho thấy sự biến động về giá lớn nhất của đồng tiền ảo này trong nhiều năm nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, mỗi đồng tiền kỹ thuật số có giá khoảng 13.000 USD, dù vào thời điểm đầu tháng 12/2017 Bitcoin đã chạm con số kỷ lục trên 19.000 USD trên mỗi đơn vị.

Thắt chặt tiền tệ

Bên cạnh mối lo về Bitcoin, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc các ngân hàng trung ương giảm nới lỏng tiền tệ sẽ khiến thị trường tài chính toàn cầu khó khăn hơn.

Việc ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ để kiềm chế tăng trưởng quá nóng hoặc lạm phát sẽ khiến tín dụng thiếu hụt. Nguy cơ này không chỉ có ở Mỹ, mà còn cả châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.

Lãnh đạo các ngân hàng trung ương họp ở Đức hồi tháng 11/2017

Sang năm 2018, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến nâng lãi thêm 3 lần nữa. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang dần giảm quy mô chương trình mua lại tài sản. Trung Quốc cũng đang nâng lãi suất tham chiếu.

Những động thái này đều được các nhà hoạch định chính sách cân nhắc rất kỹ. Tuy vậy, sai lầm vẫn có thể xảy ra, có thể khiến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.

Căng thẳng thương mại gia tăng

Một rủi ro khác với nền kinh tế toàn cầu là từ chính sách thương mại của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ – Donald Trump đã đưa ra quan điểm “Nước Mỹ trước tiền” (America First). Khi nhậm chức, ông cũng đã thực hiện hàng loạt động thái nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, đặc biệt trong vấn đề thương mại.

Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mở cuộc điều tra về thép nhập khẩu và yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn tăng, bất chấp hàng xuất khẩu tăng. Còn thâm hụt với Trung Quốc tuy giảm, nhưng vẫn chưa khiến ông Trump hài lòng.

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ được đánh giá sẽ có tác động đáng kể tới các nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc. Giới quan sát dự báo năm 2018 có thể chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ nổ ra.

Ngoài ra, các căng thẳng về địa chính trị toàn cầu cũng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế thế giới. Đáng lưu ý là bạo lực gia tăng tại Iraq, Syria, Yemen, cũng như vấn đề hạt nhân ở Iran và Triều Tiên./.

Theo VOV

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

26,340 10 26,440 10

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 116,800 119,300
Vàng nhẫn 116,800 119,330

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140