Báo cáo thực hiện Nghị quyết chất vấn vừa được gửi tới Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đánh giá thị trường vàng “diễn biến ổn định, tự điều tiết tốt”. Nhiều thời điểm giá thế giới biến động mạnh, khó lường vì Covid-19, giá trong nước điều chỉnh cùng nhịp nhưng tốc độ chậm hơn. “Thị trường không xuất hiện các cơn “sốt vàng”, giao dịch trầm lắng và Ngân hàng Nhà nước không phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp thị trường”, cơ quan quản lý tiền tệ nhận xét.
Tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế tiếp tục được hạn chế, một phần nguồn vốn bằng vàng được chuyển hóa thành tiền phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Có thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế quy đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ ra thị trường quốc tế để thu về ngoại tệ.
Tuy nhiên trước làn sóng Covid-19, từ đầu năm đến nay giá vàng trong nước liên tục lập đỉnh mới, có thời điểm tăng, giảm trái chiều với giá thế giới. Phiên giao dịch sáng 18/5, giá vàng SJC vượt mốc 49 triệu đồng một lượng, mức cao nhất từ tháng 8/2011. Đây cũng là lần thứ 2 từ đầu năm đến nay giá vàng trong nước ghi nhận trên 49 triệu đồng.
Còn với tỷ giá, theo Ngân hàng Nhà nước, trước ảnh hưởng của Covid-19, nhiều đồng tiền trên thế giới giảm giá, thì đồng Việt Nam vẫn “ổn định hơn nhiều”. Đến cuối tháng 4, dự trữ ngoại hối khoảng 84 tỷ USD.
Ngân hàng Nhà nước cho hay, có lúc đã mua vào ngoại tệ để bổ sung lượng lớn cho dự trữ ngoại hối Nhà nước bên cạnh những lúc phải bán ra can thiệp khi tỷ giá tăng vọt, cầu ngoại tệ căng thẳng.
Tuy nhiên, Covid-19 khiến các thị trường tài chính, hàng hóa biến động mạnh gây áp lực tới điều hành tiền tệ. Theo đó, tâm lý nắm giữ tiền mặt để dự phòng của người dân và doanh nghiệp làm gia tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống, tạo sức ép đối với thị trường liên ngân hàng.
Ngoài ra, nhu cầu nắm giữ đồng USD để thanh toán và trú ẩn tăng cao và hiện tượng rút vốn cục bộ có thể gây sức ép lên tỷ giá, lãi suất trong nước tại những thời điểm nhất định.
Giá hàng hóa thế giới biến động với biên độ lớn, nhất là những mặt hàng thiết yếu bị khan hiếm nguồn cung do thương mại quốc tế đình trệ. Cùng đó, các biện pháp nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ nền kinh tế có thể đi kèm với các rủi ro khó lường trong công tác kiểm soát lạm phát, đặc biệt khi kết thúc dịch bệnh.
Để giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh lên chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ cân nhắc thận trọng đề xuất cấp các khoản vay ưu đãi lãi suất thông qua ngân hàng thương mại, do những chính sách này gây sức ép lên lãi suất, tỷ giá, lạm phát và cũng không loại trừ phát sinh trục lợi chính sách khi cho vay ưu đãi. Thay vì ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất có thể xem xét giảm thuế cho các đối tượng cần thiết.
Với các mặt hàng thiếu yếu chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI, như giá thịt heo, các mặt hàng y tế, xăng dầu…, cơ quan này đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá có các giải pháp mạnh bình ổn giá, tránh ảnh hưởng tới CPI và giảm thiểu khó khăn cho người dân trong thời gian có dịch.
Theo Vnexpress
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,620 -20 | 25,720 -20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |